Rửa Tiền Là Gì [Ví Dụ Về Rửa Tiền, Mục Đích, Quy Trình A-Z]

Rửa Tiền Là Gì ✅ Ví Dụ Về Rửa Tiền, Mục Đích, Quy Trình A-Z ✅ Hướng Dẫn Bạn Chi Tiết Các Biện Pháp Phòng Chống Và Khung Hình Phạt

Rửa Tiền Là Gì, Rửa Tiền Là Sao, Thế Nào Là Rửa Tiền

“Rửa tiền” là một cụm từ được nhắc đến nhiều trong các hoạt động phi pháp của các tổ chức, cá nhân. Vậy Rửa Tiền Là Gì, Rửa Tiền Là Sao, Thế Nào Là Rửa Tiền? Người phạm tội rửa tiền bị xử lý như thế nào? Hôm nay TienNhanRoi.vn giải đáp vấn đề này như sau:

Rửa tiền là việc biến đổi thu nhập phi pháp thành tài sản mà các cơ quan công quyền không thể truy ra nguồn gốc phi pháp ấy. Rửa tiền không phải là một hiện tượng mới. Theo nhiều sử gia, thương nhân Trung Quốc đã biết “rửa tiền” hơn ba ngàn năm trước để tránh thuế của triều đình. Tuy nhiên, hoạt động này đã bùng nổ với toàn cầu hóa, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng về kinh tế và xã hội, đặc biệt ở các nước đang phát triển hoặc chuyển tiếp.

Hoạt động rửa tiền
Hoạt động rửa tiền

Sau khi thực hiện hoạt động rửa tiền, cơ quan chức năng không thể nào tìm được nguồn gốc của dòng tiền đó nữa. Và khi những tài sản, tiền bạc đó lưu thông ra thị trường, nó sẽ nghiễm nhiên trở thành những loại tài sản, tiền bạc hợp pháp, có thể được sử dụng mọi lúc mọi nơi.

Thông thường, tiền sau khi được “rửa”, sẽ được sử dụng cho các mục đích:

  • Mua bán bất động sản.
  • Đầu tư sản xuất kinh doanh.
  • Đầu tư dự án công trình.
  • Gửi tiết kiệm ngân hàng.
  • Chi tiêu.

Rửa Tiền Tiếng Anh Là Gì

Rửa Tiền Tiếng Anh Là Gì? Rửa tiền trong tiếng Anh là money laundering. Đây là hành vi của cá nhân hay tổ chức tìm cách chuyển đổi các khoản lợi nhuận hoặc tài sản khác có được từ hành vi phạm tội hoặc tham nhũng trở thành các tài sản được coi là “hợp pháp”.

Có thể bạn quan tâm đến ⏭️ Phá Giá Tiền Tệ Là Gì ⏭️ Mục Đích, Ưu Nhược Điểm & Ví Dụ

Mục Đích Của Hành Vi Rửa Tiền

Mục đích chính của hoạt động rửa tiền là để trốn thuế và trốn tránh trách nhiệm đối với nền kinh tế, với quốc gia và với toàn xã hội. Đây là hành vi của cá nhân tổ chức tìm những cách thức để chuyển đổi nguồn tài sản, lợi nhuận thu được do những hành vi phạm tội hoặc tham nhũng mà có thành những tài sản hợp pháp, biến nguồn thu nhập phi pháp thành thu nhập chính đáng mà cơ quan chức năng không thể tìm ra được nguồn gốc.

Quy Trình Rửa Tiền

Quy trình rửa tiền thường diễn ra ở 3 giai đoạn, cụ thể như sau:

  • Giai đoạn sắp xếp (placement): Tội phạm tìm cách đưa các khoản tiền có nguồn gốc từ hành vi phạm tội vào hệ thống tài chính để chuẩn bị thực hiện bước tiếp theo. Giai đoạn này là giai đoạn dễ bị phát hiện nhất trong quy trình rửa tiền.
  • Giai đoạn phân tán (layering): Các khoản tiền đã được đưa vào hệ thống tài chính sẽ được chuyển đổi qua lại giữa các tài khoản ngân hàng, các quốc gia, đầu tư dự án, mua bán qua lại… nhằm che giấu nguồn gốc của tài sản.
  • Giai đoạn quy tụ (integration): Các khoản tiền chính thức nhập vào nền kinh tế hợp pháp và có thể sử dụng cho tất cả các mục đích.
Một quy trình rửa tiền điển hình hiện nay
Một quy trình rửa tiền điển hình hiện nay

Các Thủ Đoạn Rửa Tiền

Các phương thức và Các Thủ Đoạn Rửa Tiền mà tội phạm thực hiện càng ngày càng tinh vi, trong đó phải kể đến như:

  • Chia nhỏ số tiền mặt, vận chuyển tiền mặt qua biên giới, thông qua các giao dịch thương mại (gian lận, không ghi đúng giá trị của hàng hóa, dịch vụ để chuyển tiền ít hơn hoặc nhiều hơn so với giá trị thực của hàng hóa, dịch vụ trên thị trường), thông qua các hoạt động casino hoặc vui chơi giải trí có thưởng, sử dụng các công ty “bình phong” và công ty “vỏ bọc”;
  • Mua chuộc, hối lộ cán bộ, nhân viên tài chính;
  • Mua tài sản có giá trị lớn bằng tiền mặt; chuyển đổi sang các công cụ tiền tệ khác;
  • Sử dụng hệ thống chuyển tiền thay thế (hệ thống ngân hàng “ngầm”);
  • Rửa tiền thông qua hoạt động tín dụng; kết hợp với giới luật sư, kế toán thực hiện hoạt động rửa tiền;
  • Sử dụng “con la tiền”. “Con la tiền” là một người nhận tiền từ một bên thứ ba bằng tài khoản ngân hàng của họ và chuyển số tiền đó cho một người khác hoặc rút số tiền đó ra (tiền mặt) và đưa cho người khác, nhận hoa hồng từ việc làm đó. 

Tuy nhiên, tùy vào khuôn khổ pháp luật, yếu tố kinh tế, đặc điểm về địa lý, thói quen, tập quán thanh toán… mà ở một quốc gia nào đó, một trong các phương thức, thủ đoạn nêu trên được áp dụng phổ biến hơn các phương thức, thủ đoạn khác.

➡ TienNhanroi.vn tiết lộ cho bạn ☕ 7 Cách Đầu Tư Tiền Nhàn Rỗi [SINH LỜI NHẤT HIỆN NAY]

Ví Dụ Về Rửa Tiền

Để các bạn dễ hình dung, chúng tôi đưa ra đây 1 vài ví dụ cơ bản về rửa tiền

  • Một tổ chức tội phạm có hoạt động kinh doanh. Đây chính là bình phong vững chắc để qua mặt pháp luật. Khi đó, tiền bẩn sẽ được đưa vào tài khoản công ty thông qua doanh thu hàng ngày. Lúc đó tiền đã được chuyển thành dạng thức khác. Khi cần, tổ chức sẽ rút ra từ tài khoản công ty.
  • Tiết kiệm ngân hàng hoặc mua trái phiếu chính phủ. Sau một thời gian, tiền sẽ được rút ra dần dần hoặc rút ra hết để tiêu xài, phục vụ các mục đích khác của tội phạm rửa tiền.
  • Rửa tiền từ những ngân hàng “ngầm”, có thể chuyển tiền từ nước này sang nước khác, từ thành phố này sang thành phố khác và rất dễ dàng hợp pháp hóa dòng tiền bẩn đó.
  • Chia nhỏ từng khoản tiền rồi chuyển qua lại giữa các tài khoản ngân hàng thông qua chức năng chuyển tiền trên điện thoại. Ngân hàng online phát triển làm tiền đề cho hàng loạt hành vi tội phạm rửa tiền và rất khó kiểm soát.
  • Các kênh tiền ảo được xem là một trong những kênh rửa tiền phổ biến nhất hiện nay. Đây cũng chính là lý do nhiều quốc gia còn e ngại và chưa cho phép giao dịch tiền ảo.
  • Chuyển tiền xuyên biên giới sang một tài khoản nước ngoài.
  • Dùng tiền mua bất động sản rồi bán lại để tiền bẩn thành tiền sạch.

Vụ Rửa Tiền 30000 Tỷ

Năm 2020, công an thành phố Hà Nội khởi tố vụ án, bị can để điều tra vụ vận chuyển trái phép gần 30.000 tỷ đồng trái phép ra nước ngoài.

Thông tin ban đầu từ cơ quan chức năng, vụ “tuồn” 30.000 tỷ ra nước ngoài là vụ án nghiêm trọng, phức tạp, diễn ra trong thời gian dài. Phương thức, thủ đoạn của các bị can hết sức tinh vi để chuyển số tiền đặc biệt lớn (gần 30.000 tỉ đồng) từ Việt Nam ra nước ngoài trái phép, nhằm che giấu hành vi phạm tội khác.

Quyết định khởi tố 6 bị can gồm: Phạm Anh Tuấn, Nguyễn Thị Nga, Nguyễn Thị Nguyệt, Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Văn Thực, Nguyễn Thị Hà để điều tra tội Vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới theo điều 189 Bộ luật Hình sự, được Công an Hà Nội ra ngày 25/9.

Công an Hà Nội phá vụ vận chuyển trái phép gần 30000 tỷ đồng ra nước ngoài
Công an Hà Nội phá vụ vận chuyển trái phép gần 30000 tỷ đồng ra nước ngoài

Điều tra ban đầu xác định, Thắng cùng đồng phạm thành lập nhiều công ty để làm hồ sơ tạm nhập tái xuất, lợi dụng vận chuyển hàng hóa, tiền tệ trái phép qua biên giới. Chuyên án đang mở rộng nên cảnh sát từ chối cung cấp thông tin chi tiết.

Cũng từ vụ án này, mới thấy tài sản ẩn náu rất lớn trong nền kinh tế và hoạt động vận chuyển tiền trái phép ra nước ngoài luôn tiềm ẩn những nguy cơ rửa tiền, buôn lậu, trốn thuế… gây nhiều hệ luy cho nền kinh tế. Mặc dù chưa có số liệu thống kê chính thức từ cơ quan quản lý về số lượng ngoại tệ “chảy” ra nước ngoài, nhưng chắc chắn rằng đã có một lượng tiền rất lớn hàng năm được âm thầm chuyển ra nước ngoài qua nhiều hình thức.

CÙNG TÌM HIỂU NGAY 🔰 Đầu Cơ Là Gì 🔰 Phân Biệt Đầu Cơ Và Đầu Tư, Rủi Ro & Ví Dụ

Rửa Tiền Lan Đột Biến

Một trong những thủ đoạn rửa tiền từng được báo chí và pháp luật nhắc đến rất nhiều đó là rửa tiền qua lan đột biến. Vậy rửa tiền qua hình thức này thực hiện ra sao?

Chắc hẳn nhiều người trong chúng ta còn nhớ đến vụ rửa tiền lan đột biến rất lớn tại Quảng Ninh của hai anh em song sinh Bùi Hữu Giang, Bùi Hữu Thanh. Với “vỏ bọc” hào nhoáng là doanh nhân thành đạt, đi xe sang, ở biệt thự lớn và nổi tiếng với các thương vụ lan bạc tỷ như thương vụ giao dịch Ngọc Sơn Cước trị giá 250 tỷ đồng diễn ra tại Mạo Khê, Đông Triều, Quảng Ninh.

Không những thế, đối tượng còn có vườn lan đột biến lên đến hàng trăm tỷ đồng. Tuy nhiên, sau lớp vỏ bọc hào nhoáng đó, các đối tượng lại là những người nằm trong đường dây khai thác than trái phép liên tỉnh ở Quảng Ninh lên tới hàng trăm tỷ đồng.

Hoạt động rửa tiền từ mua bán lan đột biến
Hoạt động rửa tiền từ mua bán lan đột biến

Ngoài ra, các đối tượng còn thực hiện các hành vi rửa tiền qua lan đột biến thông qua những hình thức khác nhau như nâng giá trị của cây lan đột biến lên giá cao, sau đó dẫn dụ những người yêu thích lan vào cùng đầu tư và giới thiệu cho những người khác mua lại (cùng là đối tượng trong nhóm). Sau khi đã lùa “gà” vào chuồng thành công, giá lan đạt đến đỉnh mong muốn thì các đối tượng sẽ rút lui, không mùa nữa. Người mua cuối cùng phải chịu số tiền này. Lúc này nạn nhân không ai khác là những nhà đầu cơ mộng tưởng làm giàu chớp mắt

Một cách rửa tiền khác nữa là tự tạo các giao dịch ảo, theo đó sẽ dùng tiền của chính mình và mua lan của chính mình nhằm che đậy các hành vi mờ ám bất hợp pháp, thậm chí là những giao dịch nhằm mục đích hợp thức hóa dòng tiền, rửa tiền.

Dịch Vụ Rửa Tiền, Công Ty Rửa Tiền

Có thể thấy, rửa tiền là việc biến đổi thu nhập phi pháp thành tài sản hợp pháp và có thể chia thành ba nhóm chính bao gồm: Những người buôn lậu (ma túy, vũ khí, lao động bất hợp pháp…); Những người tham nhũng; Những người muốn tránh thuế.

Từ đây, ngành “công nghiệp” rửa tiền đã xuất hiện để phục vụ những cá thể có tiền bẩn, nhằm rửa tiền chuyên nghiệp, ít dựa vào tiền mặt, vào hệ thống ngân hàng,… mà sử dụng nhiều hơn các công cụ và thị trường tài chính khác, thậm chí còn lấn sâu vào nhiều lĩnh vực kinh doanh Dịch Vụ Rửa Tiền, Công Ty Rửa Tiền có uy tín trong xã hội một cách tinh vi, đa dạng và quy mô hơn.

Tuy nhiên, với đà phát triển công nghệ như hiện nay, việc chuyển tiền ngày một đa dạng và cũng phức tạp hơn rất nhiều. Một số hình thức mới của Dịch Vụ Rửa Tiền có thể kể đến như:

  • Thứ nhất, hình thức chuyển tiền thông qua ngân hàng trực tuyến, có nhiều hoạt động gián tiếp mà không cần phải có chủ tài khoản trực tiếp giao dịch. Vì vậy, không thể biết được chính xác người đang thực hiện giao dịch có phải chủ tài khoản hay không.
  • Thứ hai, trên nền tảng thương mại điện tử diễn ra hoạt động mua bán rất đa dạng, phong phú nhưng không cần phải cho biết người mua bán là ai. Từ đó, có thể chuyển được một lượng tiền rất lớn để mua bán hàng hóa từ quốc gia này sang quốc gia khác mà không nắm bắt được thông tin giao dịch rõ ràng.
  • Thứ ba, sự ra đời của tiền kĩ thuật số với hơn 3.000 đồng tiền ảo trên thị trường, thì việc mua bán, giao dịch tiền ảo giữa quốc gia này với quốc gia khác cũng không cần thông qua các cơ quan ngân hàng trung gian, hay sự giám sát của bất kỳ một cơ quan quản lý Nhà nước nào. Cho nên mối quan ngại về việc rửa tiền và tài trợ khủng bố bằng tiền ảo là rất lớn và không thể xem nhẹ.
  • Thứ tư, hình thức phổ biến hiện nay nữa đó là cờ bạc trực tuyến, lợi dụng truyền thông xã hội để thực hiện cho vay ngang hàng hoặc đầu tư trực tuyến trên các mạng lưới khác nhau. Từ việc thành lập tài khoản trung gian kêu gọi người khác đầu tư mà các cơ quan quản lý cũng như không thể kiểm soát hết được, cũng tạo cơ hội để chuyển hóa tiền bất hợp pháp thành tiền hợp pháp.

Mời Bạn Tham Khảo 5 👍 Chức Năng Của Tiền Tệ 👍 Vai Trò & Ví Dụ Từ A-Z

Quy Định Tội Rửa Tiền Ở Việt Nam

Sau đây là nội dung về Quy Định Tội Rửa Tiền Ở Việt Nam:

Trách nhiệm hình sự về tội rửa tiền đối với cá nhân

Cá nhân phạm tội rửa tiền sẽ bị truy cứu TNHS về tội rửa tiền theo quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 324 BLHS 2015 (sửa đổi 2017), cụ thể:

  • Người nào thực hiện một trong các hành vi được xem là rửa tiền nêu trên thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
  • Người phạm tội rửa tiền bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm khi thêm một trong những dấu hiệu sau:
    • Có tổ chức;
    • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
    • Phạm tội 02 lần trở lên;
    • Có tính chất chuyên nghiệp;
    • Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
    • Tiền, tài sản phạm tội trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
    • Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
    • Tái phạm nguy hiểm.
  • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
    • Tiền, tài sản phạm tội trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
    • Thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên;
    • Gây ảnh hưởng xấu đến an toàn hệ thống tài chính, tiền tệ quốc gia.

Đối với tội rửa tiền, người chuẩn bị phạm tội cũng sẽ có thể bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Ngoài ra, áp dụng hình phạt bổ sung đối với người phạm tội rửa tiền như sau: phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Trách nhiệm hình sự về tội rửa tiền đối với pháp nhân

Mức phạt đối với pháp nhân phạm tội rửa tiền được quy định tại khoản 6 Điều 324 BLHS 2015 (sửa đổi 2017), cụ thể:

  • Đối với pháp nhân phạm tội rửa tiền, mức phạt cao nhất có thể áp dụng là bị phạt tiền từ 10.000.000.000 đồng đến 20.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm.
  • Đối với pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Pháp nhân thương mại được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm thì bị đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ hoạt động.

Giao Dịch Đáng Ngờ Phòng Chống Rửa Tiền

Cùng tìm hiểu về Giao Dịch Đáng Ngờ trong Phòng Chống Rửa Tiền:

Thông tư 12/2011/TT-BXD ngày 1/9/2011 hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 74/2005/NĐ-CP Chính phủ về phòng, chống rửa tiền đối với hoạt động kinh doanh bất động sản cũng cho biết: Một trong những dấu hiệu nhận biết “giao dịch đáng ngờ” được nêu lên là khách hàng tỏ ra không quan tâm đến giá cả bất động sản, phí giao dịch phải trả; Khách hàng giao dịch không có ủy quyền, nhưng không cung cấp được các thông tin liên quan tới bất động sản, không muốn cung cấp bổ sung thông tin về nhân thân.

“Khi thực hiện hành vi rửa tiền, người ta có thể chấp nhận phí rửa lên đến 20 – 30% mức đầu tư. Vì vậy, nếu các doanh nghiệp thành lập, hoạt động, kinh doanh thua lỗ nhưng vẫn chuyển tiền về nước rồi sau đó phá sản, thì đây chính là một hình thức rửa tiền xuyên quốc gia”, ông Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội chia sẻ.

Tham Khảo Thêm 🔝 Dòng Tiền Thuần 🔝 Là Gì Công Thức Tính

Các Biện Pháp Phòng Chống Rửa Tiền

Rửa tiền là hành vi không chỉ vi phạm các nguyên tắc đạo đức trong xã hội mà còn có tác động tiêu cực đến hoạt động của nền kinh tế và của toàn xã hội. Do vậy, chúng ta cần chung tay ngăn chặn hành vi rửa tiền dưới mọi hình thức.

Nhà nước Việt Nam có luật phòng chống rửa tiền. Tuy nhiên có thể thấy hoạt động rửa tiền ngày càng tinh vi, rất khó để kiểm soát. Vì vậy, tự bản thân mỗi người phải cùng đồng lòng hiệp lực cùng nhà nước để điều tra và phanh phui các đối tượng này. Khi phát hiện có bất kỳ dấu hiệu rửa tiền nào, nên báo ngay cho cơ quan chức năng. Càng để lâu, tiền càng luân chuyển thi sẽ rất khó để truy ra được nguồn gốc ban đầu.

NHNN hiện đang trình Chính phủ xem xét, thông qua dự án Luật PCRT (sửa đổi) để trình Quốc hội đưa vào chương trình xây dựng Luật của Quốc hội trong thời gian tới. Một số đề xuất sửa đổi, bổ sung pháp luật về PCRT liên quan đến nội dung này gồm:

  • Quy định về việc nhận biết và cập nhật thông tin khách hàng, phân loại khách hàng: Đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến chủ sở hữu hưởng lợi (cách xác định, các yêu cầu thu thập thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi); quy định về PEPs trong nước và nước ngoài…
  • Quy định về việc thực hiện các nghĩa vụ báo cáo: Đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về báo cáo giao dịch đáng ngờ, mở rộng các dấu hiệu cảnh báo về giao dịch đáng ngờ đến các lĩnh vực hoạt động khác của đối tượng báo cáo (ví dụ, đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, kế toán, luật sư,…); sửa đổi, bổ sung quy định về nghĩa vụ và cách thức báo cáo các giao dịch có giá trị lớn vượt ngưỡng (giao dịch tiền mặt giá trị lớn, chuyển tiền điện tử trong nước, quốc tế).
  • Quy định về việc thực hiện cơ chế kiểm soát nội bộ PCRT: Đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định trách nhiệm và cơ chế kiểm soát nội bộ giữa các chi nhánh, công ty con, công ty liên kết trong cùng tập đoàn về hoạt động PCRT; quy định về chia sẻ, cung cấp thông tin về PCRT của đối tượng báo cáo với các chi nhánh, công ty con trong cùng tập đoàn nhằm mục đích PCRT.
  • Quy định về việc thực hiện các biện pháp khẩn cấp tạm thời: Đề xuất quy định theo hướng cụ thể hơn về cách thức, thẩm quyền áp dụng; bổ sung hướng dẫn rà soát giao dịch liên quan tới danh sách đen.

Khung Hình Phạt Luật Phòng Chống Rửa Tiền

Mức phạt hành chính hành vi vi phạm Luật Phòng Chống Rửa Tiền quy định về các hành vi bị cấm trong phòng, chống rửa tiền được quy định tại Điều 46 Nghị định 88/2019/NĐ-CP, cụ thể mức phạt đối vơi hành vi vi phạm như sau:

Điều 46. Vi phạm quy định về các hành vi bị cấm trong phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố

  1. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi cản trở việc cung cấp thông tin phục vụ công tác phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố.
  2. Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Thiết lập hoặc duy trì tài khoản vô danh hoặc tài khoản sử dụng tên giả;

b) Cung cấp trái phép dịch vụ nhận tiền mặt, séc, công cụ tiền tệ khác hoặc công cụ lưu trữ giá trị và thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng tại một địa điểm khác.

  1. Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Tổ chức hoặc tạo điều kiện thực hiện hành vi rửa tiền mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Thiết lập và duy trì quan hệ kinh doanh với ngân hàng được thành lập tại một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nhưng không có sự hiện diện hữu hình tại quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó và không chịu sự quản lý, giám sát của cơ quan quản lý có thẩm quyền;

c) Không tố giác hành vi tài trợ khủng bố mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

d) Lợi dụng việc tạm ngừng lưu thông, phong tỏa, niêm phong, tạm giữ, xử lý tiền, tài sản liên quan đến tài trợ khủng bố để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

đ) Trực tiếp hoặc gián tiếp cung cấp tiền, tài sản, nguồn tài chính, nguồn lực kinh tế, dịch vụ tài chính hoặc dịch vụ khác cho tổ chức, cá nhân liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về hoạt động Rửa Tiền, hãy để lại BÌNH LUẬN ngay dưới đây hoặc mục LIÊN HỆ. Đội ngũ admin sẽ giải đáp cho các bạn nhanh chóng nhất.

Viết một bình luận