Cho Vay Nặng Lãi Là Gì [8 Kinh Nghiệm Quan Trọng Cần Biết]

Cho Vay Nặng Lãi Là Gì ✅ 8 Kinh Nghiệm Quan Trọng Cần Biết ✅ Tìm Hiểu Quy Định Về Vay Nặng Lãi, Chia Sẻ Các Kinh Nghiệm Vay Thông Minh.

Cho Vay Nặng Lãi Là Gì

Hiện nay có nhiều tổ chức tín dụng đen lợi dụng sự cả tín của người dân và một số sơ hở của pháp luật để tạo ra các hình thức cho vay với lãi suất cao “cắt cổ”. Bên cạnh các chiêu thức cũ thì hình thức cho vay nặng lãi hiện nay được đội lốt dưới nhiều hình thức cho vay mới tinh vi hơn như vay qua App, qua website,… Vậy thực chất Cho Vay Nặng Lãi Là Gì? Cùng Tiennhanroi.vn tìm hiểu ngay sau đây.

Cho Vay Nặng Lãi Là Gì
Cho Vay Nặng Lãi Là Gì

Cho vay nặng lãi là hình thức cho vay với lãi suất cực cao, theo nghị định 167/2013/NĐ-CP có quy định, mức lãi suất cho vay vượt quá 150% lãi suất của ngân hàng nhà nước Việt Nam thì được xem là cho vay nặng lãi. Tuy nhiên, theo quy định mới trong nghị định 144/2021/NĐ-CP thì mức lãi suất cho vay không vượt quá 20%/năm, nếu vượt quá mức lãi suất này, bên cho vay sẽ được quy vào tội cho vay nặng lãi và bị xử phạt theo quy định.

Xem thêm các hình thức🔰 Lừa Đảo Vay Tiền Qua App 🔰 Các hình thức vay tín dụng đen

Cho Vay Bao Nhiêu Là Nặng Lãi

Cho Vay Bao Nhiêu Là Nặng Lãi? Theo quy định của pháp luật hiện hành, hành vi cho vay nặng lãi được áp dụng cả trong luật dân sự và hình sự.

  • Trong luật dân sự, áp dụng Điều 468 BLDS 2015 quy định các bên có thể thỏa thuận lãi suất nhưng tối đa không quá 20% / năm đối với khoản vay. Vì vậy nếu lãi suất vượt quá 20%/ năm thì được cho là vay nặng lãi và bị xử phạt theo luật dân sự.
  • Trong luật hình sự, áp dụng Điều 163 BLHS 1999 quy định về tội cho vay nặng lãi, nếu cho vay với mức lãi gấp 10 lần mức cao nhất mà pháp luật quy định thì đây là hành vi cho vay nặng lãi được truy cứu trách nhiệm hình sự

Đối Tượng Của Cho Vay Nặng Lãi

Hiện nay, có rất nhiều đối tượng xấu lợi dụng tâm lý cũng như sự thiếu hiểu biết của người dân để trục lợi bằng cách cho vay nặng lãi. Vậy Đối Tượng Của Cho Vay Nặng Lãi nhắm đến là ai? Theo dõi ngay thông tin sau đây để biết chi tiết.

Đối Tượng Của Cho Vay Nặng Lãi
Đối Tượng Của Cho Vay Nặng Lãi
  • Những khách hàng có gia cảnh khó khăn, nghèo khổ cần tiền để giải quyết việc cá nhân gấp
  • Những khách hàng ốm đau bệnh tật cần tiền để thanh toán viện phí gấp
  • Học sinh, sinh viên thiếu hiểu biết, ăn chơi chi tiêu phung phí khiến lâm vào cảnh nợ nần và cần khoản tiền trả nợ gấp
  • Những người dân không có nhiều kiến thức về luật pháp, đang có nhu cầu tài chính gấp nhưng không biết vay ở đâu bị dụ dỗ vay nóng
  • Những người đang mắc nợ tại một đơn vị tài chính khác cũng nằm trong danh sách đối tượng mà bên cho vay nặng lãi nhắm đến

Chia sẻ cách giải quyết khi 🔰Bị Lừa Vay Tiền Qua App Phải Làm Sao🔰 Chi tiết

Công Thức Tính Lãi Suất Cho Vay Nặng Lãi + Bảng Tính

Rất nhiều người khi vay tiền với lãi suất cao nhưng không biết cách tính lãi suất và số tiền phải trả dẫn đến rủi ro tài chính. Vậy chúng ta phải tính như thế nào đối với những khoản vay nặng lãi? Xem ngay Công Thức Tính Lãi Suất Cho Vay Nặng Lãi và ví dụ sau đây để biết chi tiết.

Trên thực tế, không có công thức tính vay nặng lãi chính xác. Mọi hoạt động cho vay nặng lãi đều do bên cho vay tự quyết định, tuy nhiên bạn có thể xác định số tiền lãi khi vay nặng lãi bằng công thức chung sau:

Số tiền lãi/ ngày = số dư thực tế * lãi suất tính lãi/365

Ví dụ: Vay nặng lãi với số tiền 10 triệu đồng, lãi suất 40%/ năm, vay trong 90 ngày thì số tiền lãi phải mỗi ngày sẽ được tính như sau:

Số tiền lãi/ ngày = 10 triệu * 4/365 = 11.958 VNĐ. Như vậy số tiền lãi mà người vay phải trả trong 90 ngày sẽ là: 11.958 * 90 = 986,301 VNĐ. Trả theo định kỳ hàng tháng, trả trong 3 tháng.

Dựa vào ví dụ trên ta có bảng tính:

Kì trả nợSố gốc còn lạiGốcLãiTổng tiền
16,666,6673,333,333328,7673,662,100
23,333,3333,333,333328,7673,662,100
303,333,333328,7673,662,100
Tổng10,000,000986,30110,986,301

Tội Cho Vay Lãi Nặng Trong Giao Dịch Dân Sự

Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự được quy định cụ thể tại Điều 201 Bộ luật hình sự 2015 (được sửa đổi 2017) như sau:

  • Người nào trong giao dịch dân sự cho vay với lãi suất cao gấp 5 lần mức cao nhất quy định của Bộ luật dân sự mà thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị phạt vi phạm hành chính hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến 3 năm. .
  • Phạm tội thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
  • Đối tượng phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

Tham khảo thêm cách xử lý👉 Bị Lừa Đảo Vay Tiền Online Phải Làm Sao👈 Các cách hay nhất

Cho Vay Nặng Lãi Có Bị Đi Tù Không

Cho Vay Nặng Lãi Có Bị Đi Tù Không? Theo quy định từ tại Điều 201 Bộ luật hình sự 2015 (được sửa đổi 2017): Nếu đối tượng cho vay nặng lãi mà thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Quy Định Xử Phạt Hành Chính Cho Vay Nặng Lãi Mới Nhất

Chia sẻ cho bạn thông tin cụ thể về Quy Định Xử Phạt Hành Chính Cho Vay Nặng Lãi Mới Nhất:

Trước đây, theo Nghị định 167/2013 / NĐ-CP xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự chỉ có một quy định liên quan đến hành vi cho vay nặng lãi tại khoản 3 Điều 11 là phạt tiền từ 5 – 15 triệu đồng nếu vay cầm cố với lãi suất cho vay vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cho vay.

Tuy nhiên, bắt đầu từ ngày 01/01/2022, Nghị định 144/2021/NĐ-CP chính thức có hiệu lực hay thế Nghị định 167 đã bãi bỏ quy định trên. Cụ thể, Nghị định mới quy định phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng đối với các đơn vị cho vay lãi suất vượt quá 20% / năm: hiệu cầm đồ, các đối tượng cho vay nặng lãi nhưng không đăng ký kinh doanh và các đối tượng lợi dụng tổ chức họ đều có thể bị phạt đến 20 triệu đồng.

Người Đi Vay Nặng Lãi Có Bị Phạt Tù Không

Có nhiều người thắc mắc rằng Người Đi Vay Nặng Lãi Có Bị Phạt Tù Không? Câu trả lời Không. Người đi vay nặng lãi không bị phạt tù vì theo Bộ luật Hình sự chỉ có Tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự, chủ thể là người cho vay trong giao dịch dân sự chứ không phải người đi vay.

Tiền Cho Vay Nặng Lãi Có Bị Tịch Thu Không

Tiền Cho Vay Nặng Lãi Có Bị Tịch Thu Không? Tại Công văn 212/TANDTC-PC ngày 13/9/2019 hướng dẫn:

  • Đối với khoản tiền cho vay (tiền gốc) được xác định là phương tiện phạm tội, nên bị tịch thu sung quỹ Nhà nước.
  • Đối với khoản tiền lãi tương ứng với mức lãi suất 20%/năm tuy không bị tính khi xác định trách nhiệm hình sự, nhưng đây cũng là khoản tiền phát sinh từ tội phạm, đồng thời hoạt động cho vay lãi nặng thường gắn với các băng nhóm tội phạm. Do đó, để bảo đảm yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm thì Tòa án phải tuyên tịch thu sung công quỹ nhà nước khoản tiền này.”

Đừng nên bỏ qua các ✅ Cách Đối Phó Với App Vay Tiền ✅ Hiệu quả

Lách Luật Cho Vay Nặng Lãi

Hiện nay có nhiều đơn vị tài chính Lách Luật Cho Vay Nặng Lãi khiến công tác điều tra, tố giác tội phạm gặp nhiều khó khăn:

  • Pháp luật quy định vay nặng lãi là hình thức vay với lãi suất 20% / năm, không có quy định về các khoản không được thanh toán liên quan đến hợp đồng vay. Qua đó các đối tượng đã lợi dụng những sơ hở này để cho vay đúng lãi suất theo quy định nhưng phát sinh nhiều loại phí cao ngất ngưởng như phí tư vấn, phí bảo hiểm, phí dịch vụ,…
  • Khấu trừ tiền lãi vào số tiền giải ngân. Tức là sẽ có hai đợt người vay phải trả lãi. Đợt đầu tiền lãi + phí sẽ được trừ vào số tiền nhận được, đợt 2 người vay sẽ phải trả lãi suất không quá 20% / năm theo đúng quy định pháp luật.
  • Các tổ chức còn hoạt động như một đường dây giăng bẫy tín dụng đen khi người vay không có khả năng chi trả thì họ tư vấn vay tiền qua app khác để bù lại app cũ, nhiều người nhẹ dạ cả tin nên rơi vào tình cảnh nợ nần chồng chất.

8 Kinh Nghiệm Cho Vay Nặng Lãi Quan Trọng Cần Biết

Khi vay tiền để tránh bị rơi vào bẫy tín dụng đen, tránh bị đơn vị cho vay nặng lãi lừa đảo thì bạn nên lưu ý đến 8 kinh nghiệm mà Tiennhanroi.vn chia sẻ sau đây.

Lựa chọn công ty, app cho vay uy tín

Trước hết, khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng cần tìm hiểu kỹ và lựa chọn những đơn vị cho vay vốn uy tín, được cơ quan nhà nước cấp phép hợp pháp, được bảo lãnh bởi các công ty lớn, uy tín trên thị trường. Đừng tin những lời quảng cáo trên mạng hoặc không nên vay qua các đơn vị phát tờ rơi, tránh sập bẫy tín dụng đen.

Tránh xa các đơn vị cho vay qua tờ rơi

Không tin vào những lời quảng cáo hoa mỹ

Đừng tin vào những tờ rơi, những lời quảng cáo cho vay hoa mỹ. Đây là kinh nghiệm tránh sập bẫy cho vay nặng lãi hiệu quả nhất mà bạn nên lưu ý.

Ngày càng xuất hiện nhiều ứng dụng cho vay tiền giả mạo, lừa đảo chiếm đoạt tài sản của khách hàng. Các đơn vị này có nhiều thủ đoạn tinh vi và thường có những lời quảng cáo hấp dẫn về lãi suất, thời hạn vay, không cần thế chấp,… Vì vậy, hãy tìm hiểu thật kỹ và tham khảo từ nhiều nguồn thông tin trước khi quyết định vay tiền qua một ứng dụng nào đó.

Không cho phép các app vay truy cập vào danh bạ

Không bao giờ cho phép các app cho vay truy cập danh bạ điện thoại, album ảnh hoặc các tài khoản mạng xã hội của bạn. Vì sau khi được cấp, các ứng dụng này có thể theo dõi và lấy số điện thoại từ thiết bị của bạn.

Nắm rõ các điều khoản hợp đồng

Trước khi đăng ký một khoản vay thông qua ứng dụng hay đơn vị tài chính nào đó thì bạn cần phải biết các điều khoản của hợp đồng, bao gồm các điều khoản về lãi suất, thời hạn trả nợ, phí trả chậm, phí dịch vụ,… Bất kỳ điều khoản nào bất lợi hoặc lãi suất vượt quá quy định của pháp luật thì bạn không nên vay.

Lưu giữ các giấy tờ quan trọng liên quan đến khoản vay

Khi vay tiền hãy lưu giữ các giấy tờ quan trọng liên quan đến khoản vay, ghi âm cuộc gọi tư vấn của nhân viên bên ứng dụng vay tiền, đây sẽ là những căn cứ giúp bạn thanh toán khoản nợ sau này một cách minh bạch và cũng là bằng chứng nếu bên đơn vị cho vay tiền đòi một khoản nợ nhiều hơn thoả thuận ban đầu.

Tìm hiểu chi tiết 🧨️ Cách Đối Phó Với Bọn Cho Vay Nặng Lãi 🧨️[Bằng Chứng Tố Cáo]

Chặn thông báo cuộc gọi từ số lạ

Trong trường hợp các đơn vị cho vay tiền gọi điện khủng bố, đe doạ người vay hàng ngày, bạn có thể chặn thông báo cuộc gọi từ các số lạ để không ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống của mình. Nếu vẫn còn tiếp tục đe doạ bằng các biện pháp mạnh hơn thì hãy trình báo công an để nhờ xử lý.

Thu thập chứng cứ

Những kẻ cho vay nặng lãi thường rất liều lĩnh và hoạt động khá manh động nên bạn phải hết sức cẩn thận. Hãy ghi lại bằng chứng về hành vi trái pháp luật của họ, có thể bố trí camera an ninh hoặc thiết bị ghi âm để ghi lại tất cả các sự việc để làm bằng chứng tố giác.

Trình báo ngay với cơ quan công an

Nếu bên cho vay tiền sử dụng các hình thức như khủng bố tinh thần hoặc dùng bạo lực đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của bạn và gia đình thì đó là vi phạm pháp luật. Lúc này bạn hãy trình báo và đưa đơn tố cao đến các cơ quan công an gần nhất để họ giải quyết, đảm bảo an toàn cho bạn và gia đình.

Cùng xem thêm nội dung liên quan về ️💲 Lừa Đảo Vay Tiền Bằng CMND ️💲 4 Chiêu Trò + Cách Xử Lý

Nếu còn thắc mắc điều gì về vấn đề Cho Vay Nặng Lãi thì hãy để lại BÌNH LUẬN hoặc LIÊN HỆ trực tiếp với admin để được hỗ trợ miễn phí nhé!

Viết một bình luận