Không Vay Tiền Nhưng Vẫn Bị Đòi Nợ ✅ 10 Cách Xử Lý Hiệu Quả ✅ Tham Khảo Ngay Thông Tin Những Hình Thức Lừa Đảo Vay Tiền Bằng Cách Đòi Nợ
NỘI DUNG CHÍNH
Tại Sao Không Vay Tiền Nhưng Vẫn Bị Đòi Nợ
Tình trạng bị đòi nợ bằng cách nhắn tin, gọi điện là không mới. Nhưng thời gian gần đây, mức độ và tần suất nhắn tin, gọi điện nhiều hơn với lời lẽ dung tục, xúc phạm, đe dọa hơn. Đặc biệt là đưa tin kèm hình ảnh lên MXH Zalo, facebook. Vậy Tại Sao Không Vay Tiền Nhưng Vẫn Bị Đòi Nợ? Hãy cùng TienNhanRoi.vn tìm hiểu sau đây nhé! Dưới đây là một vài nguyên nhân mà các bạn nhận được những khoản vay trên trời rơi xuống:
Người thân/ bạn bè dùng thông tin của bạn đi vay
Đây là trường hợp mà nhiều người mắc phải nhất bởi chính sự tin tưởng đó mà dẫn đến các khoản vay. Người thân hay bạn bè chính là người hiểu rõ về bạn nhất. Cho nên khi yêu cầu mượn hay sử dụng giấy tờ gì đó của các bạn rất dễ dàng. Trong khi đó các khoản vay hiện nay chỉ cần có CCCD/ CMND là được.
Vậy nên chỉ cần thông tin về số CCCD/CMND hoặc ảnh chụp CCCD/CMND và số điện thoại của bạn là những người xung quanh bạn có thể dùng nó để đi vay các đơn vị tài chính online. Mà đa số các công ty tài chính cho vay đó đều không tồn tại mà là trá hình của bọn lừa đảo. Vậy nên vô tình các bạn đã thành con nợ của họ chỉ vì sự tin tưởng đối với mọi người xung quanh.
Bên cho vay tự lập hồ sơ dựa trên thông tin cá nhân thu thập
Thông tin cá nhân của người Việt hiện nay rất dễ lộ bởi vì có rất rất nhiều cách thức lừa đảo để lấy được thông tin đó như:
- Điền thông tin nhận quà trúng thưởng: Đây là phương thức phổ biến mà các đối tượng lừa đảo sử dụng. Có thể gửi 1 tin nhắn, nhập thông tin vào đường link gửi qua là các bạn có thể nhận được quà
- Để lại thông tin công khai trên các trang mạng xã hội
- Điền thông tin mua sắm trên các trang không chính thống
- Đăng ký vay vốn trên mạng, trên app không rõ nguồn gốc
Như vậy là các bạn đã để lộ thông tin cá nhân của mình. Bọn cho vay lừa đảo sẽ dùng thông tin đó để lập hồ sơ vay vốn cho các bạn trong khi người vay không hề biết chuyện gì. Sau đó tiến hành gọi điện đe dọa đòi tiền liên tục.
Mất giấy tờ cá nhân
Mất giấy tờ cá nhân như CCCD/CMND/ bằng lái xe, tài khoản ngân hàng hay điện thoại và một thời gian sau thì hồ sơ vay lại mang tên của bạn là một chuyện hết sức bình thường mà nhiều người mới đây gặp phải.
Số giấy tờ cá nhân đó đủ đế làm căn cứ cho người khác dùng thân phận của các bạn để đi vay vốn tài chính. Trong khi đó các công ty cho vay không hề kiểm duyệt hay xác minh trước khi giải ngân. Đến hạn là cứ gọi điện và liên hệ theo thông tin trong hồ sơ để đòi tiền.
Cùng xem ngay ☀️ Trả Hết Nợ FE Vẫn Bị Khủng Bố ️☀️ 10 Cách Xử Lý Hay Nhất
Những Hình Thức Lừa Đảo Vay Tiền Bằng Cách Đòi Nợ
Những Hình Thức Lừa Đảo Vay Tiền Bằng Cách Đòi Nợ phổ biến hiện nay gồm 2 hình thức chính:
- Hiện nay do công nghệ thông tin ngày càng phát triển, thông tin cá nhân có thể dễ dàng bị rò rỉ khi cá nhân tham gia các giao dịch mua bán hàng ngày hoặc tham gia các hội nhóm,… Một số đối tượng xấu có thể lợi dụng việc này để buôn bán thông tin cá nhân cho các tổ chức tín dụng bẩn để tạo những khoản vay ảo và yêu cầu người đó phải trả khoản nợ mà mình không vay.
- Rất nhiều cá nhân tham gia vay của các tổ chức tài chính, công ty tín dụng có lưu lại hồ sơ cá nhân. Sau đó các đối tượng xấu có được hồ sơ đó thì đã làm giả một hồ sơ khác tạo các khoản vay và chiếm đoạt số tiền đó.
Mục Đích Không Vay Tiền Nhưng Vẫn Bị Đòi Nợ
Hiện nay các công ty tài chính mở ra rất nhiều nhưng vấn đề là bạn không thể phân biệt hay nhận diện đâu là công ty tài chính làm ăn uy tín, đâu là công ty tài chính ma. Đánh vào nhu cầu vay vốn của các bạn trẻ, dân công sở và luật về vay tài chính còn lỏng lẻo và nhiều lỗ hỏng của Việt Nam mà các đối tượng lừa đảo này lộng hành. Vậy Mục Đích Không Vay Tiền Nhưng Vẫn Bị Đòi Nợ là gì?
Việc mạo danh người khác để vay vốn với mục đích chính là chiếm đoạt số tiền vay. Khiến cho người không vay tiền nhưng vẫn bị nhắn tin đòi nợ, đe dọa và khủng bố.
Bên cạnh việc cho vay vốn trá hình như: Vay vốn thế chấp, vay tín chấp nhưng mọi quá trình vay vốn không theo như thỏa thuận ban đầu, lãi suất tự nhiên tăng, kỳ hạn vay bị rút ngắn kèm theo đó là sự khủng bố đến từ người đòi nợ thì một vấn nạn khó mà giải quyết đó là sử dụng thông tin, mạo danh thông tin người khác để vay vốn nhằm chiếm đoạt số tiền vay mà không bị đòi nợ.
Mời bạn xem thêm ⚡⚡ Cách Đối Phó Xã Hội Đen Đòi Nợ Thuê ️️⚡⚡ Hiệu Quả Nhất
10 Cách Xử Lý Khi Không Vay Tiền Vẫn Bị Đòi Nợ Hiệu Quả Nhất
Nhất định đừng bỏ qua 10 Cách Xử Lý Khi Không Vay Tiền Vẫn Bị Đòi Nợ Hiệu Quả Nhất sau đây:
Giải thích rõ ràng với người gọi điện
Trước hết, khi không vay tiền nhưng vẫn bị đòi nợ thì các bạn cần phải giải thích rõ ràng cho người gọi điện nếu không vay hoặc không quen với người vay các khoản nợ từ các app cho vay tiền online.
Khi nói chuyện với nhân viên của các app vay vốn này, các bạn cần phải hỏi rõ thông tin của app vay vốn. Đồng thời, yêu cầu người gọi điện đòi nợ làm phiền mình cung cấp các chứng từ, hợp đồng, thông tin về việc vay nợ của mình.
Hỏi lại người thân bạn bè
Các bạn có thể hỏi lại người thân bạn bè mình xem ai là người có khả năng dùng thông tin mình vay tiền hay không. Nếu như có thì hãy liên hệ họ để tìm cách giải quyết. Nhưng nếu như người vay không chịu ra mặt thì các bạn cũng đừng lo lắng vì mọi chuyện đều có cách giải quyết.
Tìm hiểu các thủ đoạn 📌Đòi Nợ Thuê 📌Đưa Ra Cách Đối Phó Xã Hội Đen Đòi Nợ Thuê
Lưu lại bằng chứng
Nếu có thể, khi nghe các cuộc điện thoại đòi nợ, các bạn có thể bật ghi âm cuộc gọi hoặc lưu lại tin nhắn để làm bằng chứng nếu sau này cần cung cấp cho cơ quan chức năng.
Không cung cấp thông tin cá nhân cho bên đòi nợ
Tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, quan hệ gia đình, đồng nghiệp, bạn bè, nơi làm việc, sinh sống của mình cho người lạ hay những kẻ gọi điện đòi nợ. Các bạn cũng nên báo cho bạn bè, người thân để họ nắm được thông tin tránh bị kẻ xấu gọi điện, nhắn tin làm phiền. Đây là một cách xử lý khi không vay tiền nhưng vẫn bị đòi nợ các bạn không nên bỏ qua.
Ngoài ra, để đề phòng việc không vay tiền nhưng vẫn bị đòi nợ, mỗi người chúng ta cần phải hết sức cảnh giác trước những chiêu lừa đảo. Tuyệt đối không cung cấp bất cứ thông tin cá nhân nào của mình cho người lạ.
Xem Thêm ✳️ Tin Nhắn Đòi Nợ Giang Hồ ✳️ 10 Cách Xử Lý
Không để thông tin cá nhân trên mạng xã hội
Mạng xã hội chính là nguồn gốc của mọi chiêu trò lừa đảo. Bởi chỉ cần nhìn vào đó, điều tra một xíu là có cả mớ thông tin về cá nhân bạn thông qua các comment, bài đăng. Vậy nên việc dại dột nhất mà các bạn trẻ hiện nay khi sử dụng MXH đó chính là công khai hết thông tin của mình lên MXH và các đối tượng lừa đảo dựa vào đó để có thông tin, cũng như nắm bắt các nhu cầu của bạn. Như vậy việc đe dọa được tiến hành dễ dàng hơn.
Không đôi co hay thỏa hiệp với bọn chúng
Thêm một cách xử lý quan trọng khi không vay tiền nhưng vẫn bị đòi nợ nữa đó là các bạn tuyệt đối không nên tiếng nặng nhẹ, đôi co hay thỏa hiệp với bên đòi nợ. Bởi chính sự thỏa hiệp của bạn làm cho bên đó có điều kiện lấn tới. Nếu bạn làm càng căng thì càng có nhiều rắc rối. Cho nên cứ giải quyết từ từ.
Đặc biệt là các bạn không nên nghe theo lời đe dọa và khủng bố là bên đó sử dụng mà trả tiền. Như vậy đồng nghĩa các bạn đang tạo điều kiện cho các lần sau, sau nữa. Cũng như tiếp tay cho bọn chúng tiếp tục lừa đảo người khác.
Tham Khảo Thêm 📌 Cách Đối Phó Với Công Ty Đòi Nợ Thuê 📌 Cách Xử Lý Hiệu Quả
Chặn cuộc gọi, tin nhắn làm phiền
Các bạn có thể sử dụng tính năng có sẵn trên điện thoại để chặn các cuộc gọi, tin nhắn làm phiền để giảm phiền hà. Đối với các trang Facebook cá nhân thì các bạn có thể khóa các bình luận của người lạ.
Tránh né các kênh vay tiền qua mạng
Kênh vay tiền online qua mạng hiện nay tồn đọng nhiều vấn đề và là mối nguy sập bẫy rất cao. Các bạn cần tránh né các kênh vay tiền qua mạng nhé.
Chỉ cần các bạn đăng ký nhận tư vấn khoản vay hay đăng ký vay nhưng chưa vay cũng có thể sẽ phải chịu ngay một khoản vay. Hoặc các đơn vị cho vay lừa đảo sẽ tiến hành lấy lại hồ sơ cũ mà bạn vay đã thanh toán để làm tiếp một hồ sơ khoản vay khác. Vậy nên các bạn hãy cẩn trọng trước các khoản vay qua mạng dù là app, website hay vay trên mạng xã hội như Zalo/ facebook.
Tìm Hiểu Ngay Thông Tin 🔝 Tin Nhắn Đòi Nợ Lừa Đảo 🔝 Dấu Hiệu Nhận Biết & Cách Xử Lý
Trình báo cơ quan công an
Nếu tình trạng bị làm phiền kéo dài thậm chí đến mức bị khủng bố điện thoại, các bạn có thể trình báo cơ quan công an nơi cư trú về việc bị làm phiền, khủng bố điện thoại đòi nợ dù không vay tiền theo thủ tục dưới đây:
Cơ quan tiếp nhận thông tin là công an cấp xã nơi người bị khủng bố điện thoại cư trú.
Theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 28/2020/TT-BCA và khoản 1 Điều 1 Bộ luật Tố tụng hình sự sửa đổi năm 2021, công an cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ và chuyển ngay tin báo về tội phạm kèm tài liệu, đồ vật liên quan cho cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Do đó, khi không vay tiền nhưng vẫn bị đòi nợ, bị khủng bố điện thoại thì các bạn có thể gửi đơn tố cáo tội phạm đến công an cấp xã. Cơ quan này sẽ xác minh sơ bộ ban đầu và chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Gửi đơn tố cáo tới cơ quan Thanh tra
Cuối cùng, các bạn có thể gửi đơn tố cáo tới cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng hoặc các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước trên địa bàn Tỉnh để kiến nghị giải quyết hành vi vi phạm pháp luật của công ty tài chính, nếu công ty tài chính tiếp có hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để quấy rối, đe dọa tinh thần,…
Nếu các bạn còn muốn nhận thêm thông tin về cách xử lý Không Vay Tiền Nhưng Vẫn Bị Đòi Nợ thì bạn vui lòng để lại thông tin mục LIÊN HỆ tại Menu website TienNhanRoi.vn hoặc BÌNH LUẬN bên dưới nhé.