Tin Nhắn Đòi Nợ Lừa Đảo ✅ 15 Dấu Hiệu Nhận Biết & Cách Xử Lý ✅ Tham Khảo Thông Tin Đầy Đủ Nhất Về Cách Đối Phó Với Tin Nhắn Đòi Tiền Lừa Đảo.
NỘI DUNG CHÍNH
Những Hình Thức Gửi Tin Nhắn Lừa Đảo Đòi Nợ
Chia sẻ đến bạn đọc Những Hình Thức Gửi Tin Nhắn Lừa Đảo Đòi Nợ phổ biến mà nhiều người hay gặp phải sau đây.
Với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, vấn đề bảo mật thông tin cá nhân ngày càng trở nên quan trọng. Việc để lộ thông tin cá nhân như địa chỉ, họ tên, thông tin tài khoản ngân hàng, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước,… kẻ lừa đảo có thể lấy thông tin của bạn cho nhiều hoạt động, đây cũng là một trong những rủi ro khiến bạn không thể bị lừa.
Bạn có thể không thực hiện các giao dịch vay tiền nhưng ngân hàng và các cơ quan tín dụng vẫn sẽ thông báo rằng bạn có một khoản vay và yêu cầu thanh toán. Cùng với đó là hành vi thường xuyên gọi điện thoại nhắn tin cho bạn, gia đình, bạn bè để đòi nợ, đăng ảnh của mình lên các trang mạng xã hội, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng. Ngoài ra còn kèm theo những hình thức lừa đảo đòi nợ khác nhau, ví dụ như là gửi tin nhắn.
- Tin nhắn đòi nợ mạo danh CIC – PLO ( Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam)
- Phát tán tin nhắn SMS mạo danh ngân hàng để yêu cầu người dân thanh toán
- Yêu cầu thanh toán chi phí bảo hiểm và phí hồ sơ dù bạn không dùng.
- Bị đăng hình đòi nợ kèm tin nhắn đòi nợ dù không vay tiền.
Tham Khảo Thêm 📌 Tin Nhắn Đòi Nợ Của FE Credit 📌 Cách Đối Phó Hiệu Quả Nhất
5 Dấu Hiệu Nhận Biết Tin Nhắn Đòi Nợ Lừa Đảo
Hãy cùng tìm hiểu ngay 5 Dấu Hiệu Nhận Biết Tin Nhắn Đòi Nợ Lừa Đảo sau đây được TienNhanRoi.Vn thu thập và biên soạn dưới đây.
➡️ Tin nhắn mạo danh ngân hàng hoặc một đơn vị cho vay có uy tín nào đó, gửi tin nhắn thông báo nợ và yêu cầu khách hàng trả nợ và kèm theo đó là đường link website mạo danh nhằm dẫn dụ lấy thông tin như tên truy cập, mật khẩu, mã OTP để chiếm đoạt tiền trong tài khoản.
➡️ Nội dung tin nhắn đòi nợ sơ sài và sai chính tả
➡️ Địa chỉ số điện thoại người gửi có dấu hiệu khả nghi.
➡️ Gửi tin nhắn đòi nợ nhưng không đúng chính xác số nợ hoặc không đề cập đến số nợ của bạn.
➡️ Tin nhắn đòi nợ không nắm rõ thông tin khách hàng như họ tên, giới tính,…
Gợi Ý ⛳Tin Nhắn Đòi Nợ Hay ⛳ Cách Đòi Nợ Hiệu Quả
10 Cách Đối Phó Tin Nhắn Đòi Nợ Lừa Đảo Hiệu Quả Nhất
Tiếp theo sau đây, chúng tôi sẽ liệt kê cho bạn 10 Cách Đối Phó Tin Nhắn Đòi Nợ Lừa Đảo Hiệu Quả Nhất để bạn có thể tham khảo.
Cảnh Giác, Thận Trọng
Theo Cục An toàn thông tin, Bộ TTTT, những ngày gần đây, tình trạng cuộc gọi, tin nhắn lừa đảo xuất hiện ngày càng tăng, trong đó nhiều người nhận được những tin nhắn đòi nợ không rõ nguồn gốc do ai vay. Bởi vậy bạn cần phải thật cảnh giác và thận trọng khi nhận được những tin nhắn, cuộc gọi như vậy. Bạn có thể phản hồi lại tin nhắn một cách cứng rắn nhất.
Thường Xuyên Tra Cứu Thông Tin
Một trong những cách không xa lạ gì mấy đó chính là bạn phải thường xuyên cập nhật, tra cứu thông tin thường xuyên. Vì chắc chắn những hiện tượng lừa đảo này thường được cảnh báo rất nhiều trên tivi các phương tiện đại chúng, bởi vậy bạn phải nắm bắt được nhiều thông tin hơn để cảnh giác.
Chặn Thông Báo Tin Nhắn
Trường hợp khác, nếu bạn đã biết được rằng tin nhắn đó là lừa đảo bạn đừng chần chừ mà chặn những thông báo từ số điện thoại đó, hiện nay có rất nhiều cách để chặn thông báo được hướng dẫn cụ thể mà bạn có thể dễ dàng search ra.
Nhờ Sự Giúp Của Người Thân
Bạn có thể chia sẻ với người thân về việc bạn nhận tin nhắn đòi nợ lừa đảo để người thân có thể cảnh giác, đề phòng. Hoặc họ có thể giúp bạn tìm ra giải pháp để giúp bạn ngăn chặn được tin nhắn như thế nào để không làm phiền cũng như ảnh hưởng đến cuộc sống của chính bạn.
Xác Nhận Với Người Cho Vay
Khi bạn nhận được tin nhắn đòi tiền với những thông tin khả nghi, nếu bạn đang nợ ai đó một tiền thì nên gọi điện thoại xác nhận lại với người đã cho bạn vay là có đúng họ nhắn tin đòi nợ hay không? Để tìm cách giải quyết cho hợp lý. Nếu đó không phải họ thì bạn có thể chặn số điện hoặc bỏ qua tin nhắn để tránh bị làm phiền.
Liên Hệ Phản Hồi
Trường hợp, nếu biết khoản nợ đang bị đòi là của công ty cho vay nào đó thì bạn hoàn toàn có thể liên hệ trực tiếp văn phòng công ty đó để khiếu nại. Bạn nhớ là chuẩn bị đầy đủ các bằng chứng chứng minh bạn không liên quan gì đến khoản nợ đó, và đã bị làm phiền, chửi bới, đe dọa, v.v… Còn nếu là tin nhắn lừa đảo không có phản hồi thì bạn không làm được gì khác mà có thể áp dụng cách như là chặn tin nhắn.
Hạn Chế Chia Sẻ Thông Tin Cá Nhân
Thời đại 4.0 việc sử dụng Internet khá phổ biến, nhiều cá nhân, cư dân mạng vẫn chưa có ý thức có ý thức bảo vệ quyền riêng tư và bảo vệ thông tin cá nhân nên sẽ gặp phải vô số rủi ro khi đối tượng xấu lấy được thông tin cá nhân của bạn. Lộ thông tin cá nhân, đặc biệt là số điện thoại di động sẽ khiến người dùng gặp rắc rối với tin nhắn rác, tin nhắn quảng cáo hoặc đặc biệt là tin nhắn đòi nợ lừa đảo dù bạn không hề vay.
Thu Thập Bằng Chứng
Người bị đòi nợ cần lưu lại tất cả các bằng chứng khi bị đòi nợ bất hợp lý hoặc gặp trường hợp lừa đáo. Bạn có thể chụp màn hình tin nhắn đòi nợ. Nếu họ gửi bạn tin nhắn đòi nợ lừa đảo trên Facebook cá nhân thì hoàn toàn cũng có thể chụp màn hình và lưu lại. Đây có thể là những bằng chứng có thể giúp bạn tố giác được với cơ quan chức năng.
Báo Cơ Quan Chức Năng
Báo cơ quan chức năng cũng là một trong những cách rất được nhiều người áp dụng, vừa tố giác được những thành phần xấu trong xã hội vừa giúp được mọi người thận trọng hơn và bạn cũng sẽ không bị làm phiền bởi những tin nhắn như vậy.
Khởi Kiện
Nếu như nội dung tin nhắn bạn nhận được có nội dung đe dọa hay thậm chí là xúc phạm nhân phẩm, danh dự của bạn, bạn hoàn toàn có thể khởi kiện lên các cơ quan.
– Theo điều luật hiện hành, hành vi gọi điện, nhắn tin nhằm ép buộc cá nhân hoặc tổ chức trả một khoản nợ khống là có dấu hiệu cấu thành tội “Cưỡng đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 170 Bộ Luật hình sự năm 2015 (được sửa đổi bổ sung năm 2017). Hành vi này có mức hình phạt tù từ 1 năm đến 20 năm.
– Trường hợp người gọi điện, nhắn tin không nhằm mục đích cưỡng đoạt tài sản mà nhằm mục đích xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác thì hành vi này cấu thành tội “Làm nhục người khác” theo quy định tại Điều 155 Bộ Luật hình sự năm 2015 (được sửa đổi bổ sung năm 2017).
– Còn việc sử dụng mạng viễn thông để làm nhục người khác thì sẽ rơi vào khoản 2 hoặc khoản 3 điều luật này, có mức hình phạt tù từ 3 tháng đến 5 năm tùy theo tính chất, mức độ của hành vi và hậu quả gây ra.
Gợi Ý ✳️ Cách Đòi Nợ ✳️ Hiệu Quả, Khéo Và Thông Minh Nhất
Nếu bạn đọc cần hỗ trợ nhiều nhiều hơn về cách đối phó tin nhắn đòi nợ lừa đảo hiệu quả nhất, hãy BÌNH LUẬN hoặc LIÊN HỆ với chúng tôi để được hỗ trợ chi tiết nhất.