Vay App Có Bị Nợ Xấu Không, Không Trả Có Sao Không [5 Hệ Lụy]

Vay App Có Bị Nợ Xấu Không, Không Trả Có Sao Không ✅ 5 Hệ Lụy ✅ Giải Quyết Câu Hỏi Vay App Có Bị Nợ Xấu Không Và Các Cách Hạn Chế Nợ Xấu.

Rủi Ro Vay Tiền Qua App Là Gì

Vay tiền qua app là hình thức cho vay trực tuyến đang ngày càng phổ biến bởi sự thuận tiện và nhanh chóng của nó, tuy nhiên những thứ càng đơn giản thì tiềm ẩn rủi ro càng nhiều. Vậy rủi ro khi vay tiền qua app là gì? Hãy cùng với Tiennhanroi.vn tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay nhé!

Vay tiền qua app thực chất là hình thức vay tín chấp, người vay chỉ cần tải ứng dụng trực tuyến về điện thoại hoặc thiết bị cá nhân khác rồi cung cấp ảnh, chứng minh thư hoặc sổ hộ khẩu, số điện thoại của mình để đăng ký vay và không cần tài sản đảm bảo, hồ sơ đăng ký vay sẽ được duyệt trong vòng ít phút. Nhìn chung thủ tục rất đơn giản và nhanh chóng.

Tuy nhiên bởi vì quá đơn giản nên cũng mang tính rủi ro cao cho bên vay. Hình thức cho vay qua app này đang phát sinh nhiều hệ lụy như tín dụng đen, đòi nợ thuê, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản gây bức xúc trong xã hội.

Thông thường, mức lãi suất phổ biến cho các khoản vay mà các app quảng cáo, niêm yết khoảng 16% / năm. Tuy nhiên, đây chỉ là một cái bẫy để dụ dỗ những người có nhu cầu. Thực tế thì khi vay qua app, sẽ có nhiều loại phí phát sinh như phí tư vấn, phí dịch vụ được tính vào lãi vay phải trả, do đó nên tổng lãi suất có thể lên đến hơn 300-500% / năm, vượt quá khả năng thanh toán của nhiều người.

Ngoài ra còn nhiều rủi ro khác, bên cho vay có thể lợi dụng sự cả tin của khách hàng để thực hiện nhiều hành vi chiếm đoạt tài sản như duyệt cho vay nhưng không giải ngân tiền, thu phí dịch vụ ngay từ đầu nhưng không giải ngân khoản vay hoặc một rủi ro lớn khác đó là bên cho vay sẽ cho đội đòi nợ thuê khủng bố tinh thần và sức khoẻ người vay và gia đình nếu thanh toán trễ hạn,….

Tham khảo thêm các thông tin về 🔰Vay Tiền Qua App Là Gì 🔰 5 sự thật về vay tiền qua App

Vay App Không Trả Có Bị Nợ Xấu Không

Vay tiền qua app có bị nợ xấu không? Theo quy định của pháp luật thì người đi vay phải có trách nhiệm trả tiền đúng hạn, nếu không sẽ rất dễ rơi vào tình trạng mắc nợ xấu. 

Hiện nay tại Việt Nam có một trung tâm tín dụng gọi là CIC do ngân hàng Nhà nước quản lý đánh giá. Tại trung tâm này, họ sẽ xếp khách hàng thành 5 nhóm bao gồm:

  • Nhóm 1 – nợ quá hạn từ 1 – 20 ngày, xếp nhóm nợ đủ tiêu chuẩn
  • Nhóm 2 – nợ quá hạn từ 10 – 90 ngày, xếp nhóm nợ cần chú ý
  • Nhóm 3 – nợ quá hạn từ 90 – 180 ngày, xếp nhóm nợ dưới tiêu chuẩn
  • Nhóm 4 – nợ quá hạn từ 181 – 360 ngày, xếp nhóm nợ có nghi ngờ
  • Nhóm 5 – nợ quá hạn trên 360 ngày, xếp nhóm nợ có khả năng mất vốn

Đối với quy định này thì nếu khách hàng vay tiền tại các app thuộc tổ chức tài chính hợp pháp, được cấp quyền hoạt động thì nếu nợ quá 90 thì thường bị xếp vào nhóm nợ xấu. Tuy nhiên nếu bạn vay tại các app kém uy tín, chưa được cấp phép hoạt động chính thống thì việc bị mắc nợ xấu theo thống kê của CIC là không thể.

Vay Tiền Online Từ Các App Có Đi Vay Ngân Hàng Được Không

Vay Tiền Online Từ Các App Có Đi Vay Ngân Hàng Được Không? Việc vay tiền tại các app và vay tiền tại Ngân hàng vốn không liên quan đến nhau, tuy nhiên bạn cần chú ý một vài vấn đề sau đây.

Trong trường bạn vay tiền tại các app uy tín, thuộc các công ty, tổ chức tài chính có tiếng, được cấp phép hoạt động chính thông thì việc bạn bùng nợ và không trả thì sẽ bị xếp vào nhóm nợ xấu trên CIC, lúc này bạn quay lại vay tại ngân hàng sẽ rất khó vì ngân hàng sẽ không duyệt vay cho những trường hợp dính nợ xấu.

Trong trường hợp vay tiền tại các app theo mô hình cho vay ngang hàng (P2P) từ nước ngoài vào Việt Nam mà chưa được cấp phép hoạt động chính thống thì việc bạn dính nợ xấu là dường như không thể vì không thuộc quyền quản lý của CIC, do đó bạn vẫn có thể vay ngân hàng được, tuy nhiên vay ngân hàng thì thủ tục rắc rối, yêu cầu có tài sản thế chấp nên nhiều người dù không có nợ xấu vãn rất khó vay.

Ngoài những điều bạn cần biết vay app không trả có bị nợ xấu không, chia sẻ thêm kiến thức 🔰Vay Tiền Qua App Cần Những Gì🔰Chi tiết

Vay Tiền Online Không Có Khả Năng Chi Trả

Vay Tiền Online Không Có Khả Năng Chi Trả là một vấn đề đau đầu của nhiều khách hàng trót bị mắc bẫy của các app tín dụng đen tại Việt Nam. Việc sập bẫy này gây ra nhiều hệ luỵ nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tinh thần, sức khoẻ của khách hàng đi vay. Lý do hầu hết là do không tìm hiểu kỹ các app trước khi vay, liên tục bị dụ dỗ vay nhiều app nên mất khả năng thanh toán.

Vay Tiền Online Không Trả Có Bị Đi Tù Không

Vay tiền online không trả có bị đi tù không? Ngay cả khi vay tiền theo kiểu online thì người vay cũng phải có trách nhiệm trả đủ số tiền đã vay theo quy định của Pháp luật (khoản 1 Điều 466 Bộ luật Dân sự). Hành động không trả tiền khi vay tiền online cũng là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, hiện nay có không ít các app hoặc công ty tài chính mang danh là vay tiền online để trá hình cho hình thức cho vay nặng lãi với lãi suất “cắt cổ”. Với những trường hợp này, nếu người vay đăng ký vay tại các app tín dụng đen thì bên cho vay sẽ bị pháp luật xử lý nghiêm về hành vi cho vay nặng lãi còn bên vay sẽ được pháp luật bảo vệ, chỉ cần trả đúng số tiền đã vay theo thoả thuận ban đầu.

Tham khảo cách 🔰Tố Cáo App Cho Vay Nặng Lãi Ở Đâu 🔰4 Cách Hay Nhất

Vay Tiền Qua App Không Trả Có Bị Sao Không

Vay Tiền Qua App Không Trả Có Bị Sao Không? Đây là thắc mắc của nhiều người khi có ý định trốn nợ vì khoản thanh toán quá lớn. Tuy nhiên khi vay tiền, luật đã quy định người vay có nghĩa vụ phải trả nợ dù vay tiền trực tiếp hay vay tiền online qua app, vì vậy nếu không trả sẽ gây ra rất nhiều rắc rối, nặng hơn có thể liên quan đến trách nhiệm hành chính và hành sự.

Hậu quả của vay tiền qua app không trả
Hậu quả của vay tiền qua app không trả

Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, nếu một người đến hạn trả nợ tiền vay của người khác, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả thì sẽ bị phạt tiền từ 02 – 03 triệu đồng.

Ngoài ra khi căn cứ vào tính chất, mức độ của hành vi trốn nợ khi vay tiền online, người vay còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại khoản 35 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự năm 2017.

STTHành viMức phạt
1Vay tiền từ 04 – dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 04 triệu đồng nhưng đã bị phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản… chưa được xoá án tích mà còn vi phạm của người khác rồi dùng thủ đoạn gian dối/bỏ trốn để chiếm đoạt số tiền đó hoặc đến hạn mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trảPhạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng – 03 năm
2– Có tổ chức;- Có tính chất chuyên nghiệp;- Số tiền chiếm đoạt từ 50 – dưới 200 triệu đồng;- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn/danh nghĩa cơ quan, tổ chức để chiếm đoạt tài sản;- Dùng thủ đoạn xảo quyệt;- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;- Tái phạm nguy hiểm.02 – 07 năm tù
3Số tiền bị chiếm đoạt từ 200 – dưới 500 triệu đồng05 – 12 năm tù
4Số tiền bị chiếm đoạt trên 500 triệu đồng12 – 20 năm tù

Những Hệ Lụy Vay Tiền Qua App Không Trả

Việc vay tiền qua App không trả gây ra rất nhiều hệ luỵ nguy hiểm, đặc biệt là nếu vay tại các app tín dụng đen thì người vay sẽ đối mặt với nhiều hệ luỵ khôn lường. Những Hệ Lụy Vay Tiền Qua App Không Trả mà người vay có thể bị như sau.

Khoản thanh toán ngày càng cao

Nếu không trả nợ thì số tiền gốc và lãi sẽ ngày càng tăng cao. Bên vay phải trả lãi theo nợ gốc được thoả thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay chưa trả. Thông thường các app cho vay thường tính phí phạt và số tiền lãi sẽ nhân lên gấp nhiều lần nếu thanh toán không đúng hạn.

Bạn không trả thì nợ quá hạn vẫn còn đó, vẫn bị tính lãi quá hạn hàng ngày, hàng tháng với lãi suất ngày càng cao. Càng trốn tránh nợ lâu, số nợ càng nhân lên, đến một lúc bắt buộc bạn phải trả nợ thì số nợ đó có thể quá tầm kiểm soát của bạn.

Bị dính nợ xấu

Bị cho vào nhóm nợ xấu: Khi khách hàng có nợ quá hạn thì sẽ bị phân vào nhóm nợ xấu và nhiều khả năng sau này muốn vay tiền tại các ngân hàng hoặc các công ty tài chính, các app uy tín khác sẽ rất khó khăn, thậm chí không thể vay được.

Bị gọi điện làm phiền

Bị bên cho vay gọi điện giục nợ, khủng bố. Nếu người vay không trả nợ thì bên app sẽ thực hiện nhiều biện pháp đòi nợ khác nhau như nhắn tin, gọi điện, gửi mail cả ngày lẫn đêm làm phiền, đặc biệt nếu vay tại ác app tín dụng đen thì bên app có thể cho nhóm đòi nợ thuê sử dụng biện pháp khủng bố tinh thần.

Bị bôi nhọ danh dự

Trường hợp không trả nợ đúng hạn, bên cho vay là các app tín dụng đen thường sẽ truy cập danh bạ, lấy số điện thoại để khủng bố người thân, bạn bè, buộc người vay trả tiền; thậm chí là cắt ghép thông tin sai sự thật để bôi xấu trên mạng xã hội nhằm mục đích tạo áp lực cho phía vay tiền. Vì như vậy mà có nhiều người không chịu nỗi áp lực mà hành động quẫn trí.

Chịu trách nhiệm về pháp luật

Có thể phải chịu trách nhiệm hành chính và nặng hơn là hình sự. Nếu người vay cố tình trốn nợ bị bên cho vay khởi kiện thì có thể phải chịu trách nhiệm hành chính hoặc nếu số tiền lớn hơn thì có thể phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên thông thường các bên app tín dụng đen sẽ không khởi kiện bởi chính họ cũng đang vi phạm pháp luật khi lừa đảo cho vay nặng lãi.

Đừng nên bỏ qua các ✅ Cách Đối Phó Với App Vay Tiền ✅ Hiệu quả

Giải Pháp Hữu Ích Vay Tiền Qua App Không Trả

Giải Pháp Hữu Ích Vay Tiền Qua App Không Trả là gì? Khi số tiền vay qua app ngày càng lớn và vượt quá khả năng chi trả của người vay thì nhiều người nảy sinh ý định bùng nợ, không trả. Tuy nhiên đây là hành động không đúng, thay vào đó bạn nên thực hiện các giải pháp sau đây:

  • Nếu đến hạn mà bạn chưa chuẩn bị kịp tiền để thanh toán thì có thể thương lượng với bên App cho vay để xin gia hạn ngày thanh toán và tính theo mức lãi suất thấp
  • Nếu bản thân không có khả năng chi trả thì hãy trình bày vấn đề với gia đình, người thân, bạn bè thân thiết để cùng nhau tìm ra phương án giải quyết tốt nhất, tránh tình trạng vay thêm một bên app khác để trả , như vậy thì vòng luẩn quẩn nợ và lãi sẽ ngày càng cao, vượt khả năng giải quyết của gia đình
  • Trong trường hợp bên App cho vay tính lãi suất “cắt cổ”, lừa đảo khách hàng để chiếm đoạt tài sản thì bạn nên trình báo với các cơ quan chức năng để tìm ra cách giải quyết.

Những Kinh Nghiệm Vay Tiền Các App Không Bị Nợ Xấu

Để tránh tình trạng bị dính nợ xấu thì bạn nên tham khảo Những Kinh Nghiệm Vay Tiền Các App Không Bị Nợ Xấu mà chúng tôi chia sẻ sau đây.

  • Nên vay tại các app uy tín và vay trong khả năng thanh toán để có thể trả đúng hạn, không bị dính nợ xấu.
  • Sử dụng tiền vay được một cách hợp lý để giúp cho việc thanh toán nợ được nhanh chóng.
  • Nếu bạn đã vay và quá khó khăn đến nỗi không thể trả nợ đúng thời điểm thi hãy liên hệ xin giãn nợ để họ biết khoản nợ vẫn còn có khả năng thu hồi, như vậy có thể tìm cách giải quyết tốt nhất.

Bạn nên xem thêm cách giải quyết 🔰Bị Lừa Vay Tiền Qua App Phải Làm Sao🔰

Cần nhận thêm thông tin về chủ đề Vay App Có Bị Nợ Xấu Không thì đừng ngần ngại LIÊN HỆ để được admin chia sẻ miễn phí cho bạn nhé. 

Viết một bình luận