Quỵt Nợ Là Gì, Vay Tiền Không Trả Phạm Tội Gì ✅ 10 Cách Thu Hồi ✅ Tham Khảo Ngay Thông Tin Những Hệ Quả Khi Quỵt Nợ Tín Dụng Đen
NỘI DUNG CHÍNH
Quỵt Nợ Là Gì
Vay tiền là giao dịch dân sự phổ biến diễn ra trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, không ít trường hợp xảy ra người có nghĩa vụ trả tiền đã có hành vi “quỵt nợ”, trốn tránh thực hiện nghĩa vụ của mình. Vậy Quỵt Nợ Là Gì? Người quỵt nợ có bị xử lý hình sự không? Cùng TienNhanRoi.vn tìm hiểu ngay sau đây nhé.
Quỵt nợ tức là hành vi trốn nợ, một bên chủ thể thực hiện hành vi vay tiền của tổ chức, cá nhân khác nhưng đã gặp một số yếu tố tác động tới tình hình tài chính của bên chủ thể đi vay khiến cho bên có nghĩa vụ trả nợ mất khả năng thanh toán và trốn tránh thực hiện nghĩa vụ trả nợ với bên cho vay.
Nguyên nhân dẫn đến hành vi quỵt nợ này có thể là do yếu tố tác động dẫn đến mất khả năng thanh toán như làm ăn thua lỗ, phá sản hoặc do người vay cố tình không trả.
Vay Tiền Không Trả Phạm Tội Gì
Vay nợ là quan hệ dân sự xảy ra thường xuyên, phổ biến trong cuộc sống thường ngày. Vậy Vay Tiền Không Trả Phạm Tội Gì? Căn cứ Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Do đó, trả nợ khi đến hạn là nghĩa vụ của người đi vay. Nếu đến hạn trả nợ nhưng bên vay không trả, có 02 trường hợp xảy ra như sau:
Trường hợp 1
Bên vay không trả nợ do không có khả năng chi trả và không có dấu hiệu bỏ trốn hay dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản thì đây sẽ là tranh chấp thuộc lĩnh vực dân sự. Cụ thể là tranh chấp giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự theo khoản 3 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự. Để đòi lại được tiền, bên cho vay có thể khởi kiện tại Tòa án dân sự để yêu cầu Toà án buộc bên vay phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
Trường hợp 2
Nếu bên vay có thể trả nợ nhưng không trả mà cố tình dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tài sản thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 175 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017. Tội lạm dụng khởi nguồn từ sau khi đã thỏa thuận được vay thực hiên sau đó Bên vay gặp phải rủi ro hoặc một lý do nào đó và có ý định bỏ trốn.
Cụ thể, Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định, các hành vi phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là:
- Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
- Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
Mức hình phạt có thể áp dụng:
Người thực hiện một trong các hành vi trên có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm khi:
- Giá trị tài sản từ 4.000.000 đồng – dưới 50.000.000 đồng;
- Giá trị tài sản dưới 04 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật Hình sự chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng các khung hình phạt tăng nặng khác là:
- Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm khi: Phạm tội có tổ chức; Có tính chất chuyên nghiệp; Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; Dùng thủ đoạn xảo quyệt; Tái phạm nguy hiểm; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức.
- Phạt tù từ 05 – 12 năm khi chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đến dưới 500.000.000 đồng.
- Phạt tù từ 12 – 20 năm khi chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên.
Ngoài ra, hình phạt bổ sung của tội này là phạt tiền từ 10.000.000 – 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Bỏ túi ngay kinh nghiệm ️🌷 Cách Đòi Nợ Khách Hàng ️🌷 12 Cách Nhắn Tin Gọi Điện Khéo Hiệu Quả
Những Hệ Quả Khi Quỵt Nợ Tín Dụng Đen, FE Credit, Ngân Hàng
Tình trạng người vay tiền quỵt nợ, lẩn tránh nghĩa vụ trả nợ các công ty tài chính, tín dụng khi đến thời hạn không còn là chuyện hiếm gặp. Cùng tìm hiểu Những Hệ Quả Khi Quỵt Nợ Tín Dụng Đen, FE Credit, Ngân Hàng nhé:
Những Hệ Quả Khi Quỵt Nợ Tín Dụng Đen
- Nếu người vay không đủ khả năng trả nợ mà quỵt nợ tín dụng đen thì bọn chúng bắt ép, đe dọa người thân trong gia đình bắt ép phải trả nợ thay. Điện báo về gia đình hoặc báo lên nơi làm việc của người vay.
- Đến nhà đe dọa, đánh đập gây thương tích cho người thân của người vay vay, ném sơn, ném chất thải vào nhà, làm cho người vay không dám về nhà.
- Bị dán ảnh lừa đảo trốn nợ quanh ngõ, làng xóm hay trên mạng.
- Bắt ép trả nợ theo luật rừng mang hung khí, kéo đoàn người côn đồ xăm trổ đến nhà đòi tiền.
- Dùng nhiều chiêu trò nhằm chiếm đoạt tài sản của người vay như oto, xe máy, nhà cửa…
- Lãi mẹ đẻ lãi con nếu như quá hạn trả nợ sẽ bị chịu phí phạt và trả lãi quá hạn.
- Gây ảnh hưởng đến tinh thần, mất ăn mất ngủ, bị dồn ép đến cường cùng có thể ảnh hưởng đến tính mạng của bản thân.
- Bắt ép người vay vay tiền chỗ bọn chúng đã chỉ định để trả nợ và lãi cho bên họ làm cho người vay rơi vào vòng xoáy nợ nần không thoát ra dược.
Những Hệ Quả Khi Quỵt Nợ FE Credit
- Bị nợ xấu Fe Credit: Trước tiên, các bạn sẽ bị đưa vào danh sách nợ xấu trên CIC. Một khi đã bị nợ xấu rồi thì sẽ không thể vay vốn ở ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng nào cả. Thậm trí người thân chung hộ khẩu với bạn cũng không thể vay tiền hoặc vay trả góp.
- Bị phạt phí trả chậm: Theo quy định của nhà nước thì các khoản vay quá hạn sẽ được tính phí phạt bằng 150% lãi suất trong hạn trên số tiền gốc, lãi quá hạn. Số tiền này sẽ được tính dựa vào thời gian quá hạn thực tế. Fe Credit còn tính thêm các khoản tiền phí như phí dịch vụ, phí thay đổi lịch thanh toán,… từ đó dẫn tới khoản tiền nợ nhân lên gấp nhiều lần.
- Gọi điện làm phiền, bôi nhọ trên mạng xã hội: Fe Credit sẽ có đội ngũ đòi nợ nhắc nhở khách hàng phải trả tiền. Không những bạn mà người thân trong danh bạ cũng bị gọi điện làm phiền mỗi ngày. Ngoài ra còn bị bôi nhọ trên mạng xã hội như Facebook, Zalo làm ảnh hưởng tới danh dự của bạn và người xung quanh.
- Bị khởi kiện: Trong các trường hợp đặc biệt và cố tình không trả. Fe Credit sẽ chuyển hồ sơ sang tòa án để tiến hành các biện pháp xử lý. Dựa vào tội danh lợi dụng lòng tin chiếm đoạt tài sản khách hàng sẽ bị phạt từ 10 đến 30 triệu thậm trí còn bị phạt từ 3 tháng đến 3 năm tù.
Những Hệ Quả Khi Quỵt Nợ Ngân Hàng
- Sẽ bị lưu lại lịch sử nợ xấu trên hệ thống CIC
- Nếu người vay có hành vi vi phạm pháp luật hay bỏ trốn thì ngân hàng có thể chuyển hồ sơ cho phía Công an để xử lý hình sự.
- Trường hợp không có khả năng trả nợ khi đến hạn vì lý do bất đắc dĩ như mất việc làm, làm ăn thua lỗ hay phá sản… thì bên vay sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Nếu có khả năng trả nợ nhưng không trả mà cố tình dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn, cố tình không trả tiền ngân hàng, người vay có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với mức phạt nhẹ nhất là cải tạo không giam giữ đến 03 năm, nặng hơn là phạt tù có thời hạn đến 20 năm.
10 Cách Thu Hồi Khi Bị Quỵt Nợ, Vay Tiền Không Trả Hiệu Quả Nhất
Quản lý và thu hồi nợ chưa bao giờ là một công việc dễ dàng. Nó đòi hỏi sự đầu tư đáng kể về thời gian, công sức của các bạn để tìm ra, thiết lập nhiều cách đòi nợ hiệu quả, và áp dụng cách đòi nợ hiệu quả cho mỗi vụ việc cụ thể. Sau đây là 10 Cách Thu Hồi Khi Bị Quỵt Nợ, Vay Tiền Không Trả Hiệu Quả Nhất mà các bạn có thể tham khảo và áp dụng:
Tìm gặp nói chuyện
Một cách thu hồi khi bị quỵt nợ hiệu quả đó là các bạn nên tìm gặp, nói chuyện để yêu cầu họ trả nợ đúng hạn hoặc “cơ cấu nợ”. Thậm chí cho vay thêm nhưng yêu cầu có tài sản thế chấp. Ví dụ, A cho B vay tín chấp một tỷ đồng nhưng B thua lỗ, không thể trả, chỉ còn một căn nhà giá 2 tỷ đồng. A khi đó có thể cho vay thêm một tỷ đồng nếu B đồng ý thế chấp căn nhà này.
Phương án này có ưu điểm “cùng thắng”. Phía cho vay không sợ mất tiền còn người vay có thêm vốn để kinh doanh. Nhược điểm, nó yêu cầu người vay phải có “tài sản sạch” bởi không hiếm trường hợp một căn nhà “liên quan nhiều bên”, gây phức tạp khi thu hồi. Do đó, các bạn cần thẩm định tài sản trước khi ký hợp đồng thế chấp.
Tham Khảo Thêm 📌Cách Đòi Tiền Tế Nhị 📌 Văn Minh Không Mất Lòng
Nã điện thoại đòi nợ liên tục
Nã điện thoại đòi nợ liên tục cũng là một cách thu hồi khi bị quỵt nợ, vay nợ không trả hiệu quả nhất hiện nay.
Đây là một phương pháp đòi nợ khó đòi nhẹ nhàng nhất mà các bạn có thể thực hiện được ngay khi bị thất hứa, trễ hẹn nợ,… Các bạn nên gọi liên tục từ 10-15 cuộc vào số máy cá nhân, số máy điện thoại nhà. Thậm chí gọi vào số máy điện thoại cơ quan của con nợ.
Đăng lên Facebook và các mạng xã hội
Thêm một cách thu hồi hiệu quả khi bị quỵt nợ nữa đó là đăng lên Facebook và các trang mạng xã hội.
Thời đại công nghệ 4.0, đến giang hồ đòi nợ còn dùng Facebook livestream, thì các bạn cũng hoàn toàn có thể áp dụng cách đòi nợ này. Con nợ hẳn cũng rất nhiều bạn bè, người thân trên Facebook. Các bạn hãy viết 1 status đòi nợ thật hiện đại và rõ ràng, tag tên con nợ và vài người bạn chung của bạn và nợ. Để tránh bị mất danh dự bản thân, hẳn con nợ sẽ thu xếp tiền và trả bạn ngay lập tức.
Cùng tìm hiểu chi tiết ✳️ Cách Đăng Bài Đòi Nợ ️️✳️ 10 Cách Hiệu Quả
Làm mất uy tín danh dự
Đối với những con nợ có tiền mà không chịu trả, nợ khó đòi lâu ngày thì phải làm phương pháp này. Ai cũng có cái tôi, cái sỹ diện với bạn bè, đồng nghiệp. Đánh vào điểm yếu này mà nhiều người đã thu hồi được khoản nợ bị quỵt lâu ngày.
Các bạn có thể lên công ty của con nợ, và yêu cầu được gặp mặt với lí do đòi nợ. Lỳ hơn nữa các bạn có thể ngồi ở đó vài ngày, đảm bảo con nợ sẽ phải suy nghĩ và sốt vó lo tiền trả cho bạn. Bởi vì bao nhiêu con mắt đồng nghiệp đang săm soi chĩa vào họ.
Đối với những con nợ là chủ cửa hàng, giám đốc công ty, các bạn có thể lân la đến tận đại bản doanh của họ. Rồi tìm cách trò chuyện với chính các khách hàng của họ. Nói rằng bạn phải túc trực ở đây để lấy tiền nợ của ông chủ. Nhiều ông chủ vì sỹ diện với khách hàng, với đối tác sẽ phải nhanh chóng trả nợ cho bạn.
Nếu các bạn là dân marketing có thể đăng lên các báo điện tử, trang web yêu cầu con nợ phải trả và thanh toán đầy đủ khoản nợ cho bạn. Mạng Internet là 1 công cụ hỗ trợ tuyệt vời để thu hồi nợ khó đòi 1 cách hiệu quả.
Gặp mặt người nhà con nợ
Hãy đến trực tiếp nhà con nợ để gặp mặt bố mẹ, người thân của con nợ. Cuộc gặp này các bạn nên nói chuyện nhẹ nhàng, lịch sự và dùng tình cảm để nói chuyện về khoản nợ mà con cái, vợ/chồng họ đang mắc phải.
Nếu cuộc đối thoại không đi đến kết quả, các bạn có thể ăn trực nằm chờ ở trong hoặc ngoài nhà con nợ vài bữa. Với việc bị hàng xóm láng giềng nhòm ngó bàn ra nói vào, chắc chắn không bố mẹ nào có thể làm ngơ khoản nợ của con cái mình. Họ sẽ có trách nhiệm gom góp tiền trả cho bạn để đổi lấy hai chữ bình yên.
Gợi Ý ✳️ Cách Đòi Nợ ✳️ Hiệu Quả, Khéo Và Thông Minh Nhất
Chỉ cho họ một vài giải pháp trả nợ
Có rất nhiều trường hợp các con nợ không phải là không muốn trả nợ cho các bạn. Mà họ đang gặp những vấn đề về tài chính nên mới khất hết lần này đến lần khác. Vậy nếu gặp trường hợp này thì các bạn phải làm gì? Các bạn hãy tiếp tục cho họ nợ hoặc tìm ra một cách nào đó giải quyết vấn đề tài chính cho họ. Cách thu hồi nợ văn minh nhất có lẽ là gợi ý cho họ kế hoạch và giúp họ trả được tiền cho bạn dễ dàng hơn.
Tại nước ta thì có rất nhiều địa chỉ cầm cố tài sản giá trị như: thiết bị nhà đát, điện thoại, xe máy,… mà lãi suất tương đối thấp. Các bạn có thể gợi ý cho họ và chia khoản vay của họ ra những khoản nhỏ giúp cho họ trả lại được tiền cho các bạn nhanh chóng và hiệu quả hơn là việc đòi nợ họ 1 lần.
Sử dụng dịch vụ đòi nợ thuê kịp thời
Sử dụng dịch vụ đòi nợ thuê kịp thời cũng là một cách thu hồi khi bị quỵt nợ cực kỳ hiệu quả.
Đối với nhiều doanh nghiệp, cá nhân có các khoản nợ phức tạp, hoạt động thu hồi nợ quá nhiều, hoặc không có nhiều thời gian để làm công việc đó… Đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ hoặc doanh nghiệp có một đội ngũ cán bộ thu hồi nợ ít ỏi, công việc đòi nợ cần được thực hiện một cách chuyên nghiệp, hiệu quả hơn. Trong hầu hết các trường hợp, sử dụng các công ty đòi nợ thuê là một cách đòi nợ hiệu quả đáng để các chủ nợ cân nhắc lựa chọn.
Các công ty đòi nợ thuê này phải được thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật. Tại Việt Nam, công ty đòi nợ thuê để được hoạt động phải đáp ứng 02 điều kiện:
- Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ đòi nợ do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp;
- Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh, trật tự do Cơ quan Công an cấp tỉnh cấp.
Chia Sẻ 🔝 Cách Đòi Nợ Hiệu Quả Qua Điện Thoại 🔝 Gọi Điện Đòi Nợ
Chuẩn bị hồ sơ tố cáo
Nếu người vay có dấu hiệu trốn tránh, chủ nợ cần chuẩn bị hồ sơ tố cáo họ ra cơ quan điều tra về các hành vi như lừa đảo hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Ưu điểm của cách thu hồi nợ này ở chỗ đa số con nợ đều “sợ làm việc với cảnh sát”. Họ có thể thu xếp trả tiền ngay khi nhận giấy triệu tập. Trường hợp con nợ thực sự chiếm đoạt tài sản, họ sẽ chịu mức án tù rất nặng so với các tội danh khác. Cho nên dù đòi được tiền hay không, người cho vay ít nhất có thể “giải tỏa tâm lý”.
Kiện ra tòa
Việc kiện ra toà trong vụ án dân sự là phương án tiếp theo nên được áp dụng nếu người vay quỵt nợ. Tòa án chắc chắn sẽ ban hành quyết định hoặc bản án buộc người vay trả cả tiền gốc và lãi.
Nhược điểm của việc kiện tụng là rất mất thời gian. Nếu tòa án không thể “hòa giải thành”, buộc người vay nhận trả nợ ngay từ đầu, các phiên sơ – phúc thẩm có thể kéo dài cả năm trời.
Sau khi có bản án hoặc quyết định của tòa thì cơ quan thi hành án dân sự hoặc thừa phát lại cũng mất thêm ít nhất cả năm để tìm tài sản của bên vay, bán đấu giá… Chưa kể, người vay tiền quỵt nợ nếu đã không thể trả thì thường “không còn tài sản gì đáng giá nên không thể thi hành án”.
Xem Thêm ️⛳ Cách Đòi Nợ Người Thân ⛳ Hiệu Quả
Chốt nợ
Khi những cách thu hồi nợ trên không khả thi, các bên trong giao dịch vay nên ngồi lại với nhau để khoanh nợ. Bên cho vay có thể chốt số tiền cần được thanh toán và “chốt lại”, không lấy lãi nữa. Đồng thời cho người vay thêm thời gian để thu xếp.
Cách làm này giữ được tình cảm nếu hai bên quen biết nhau và giúp người vay ổn định tâm lý, tập trung làm ăn trả nợ. Thực tế, nhiều trường hợp người vay tiền do bị “thúc ép quá đáng” đã trốn tránh, quỵt nợ, bỏ cả công việc của mình dẫn tới mất hoàn toàn khả năng trả nợ. Việc này gây thiệt hại cho cả đôi bên.
Nếu các bạn còn vẫn thắc mắc, băn khoăn gì về những cách thu hồi Quỵt Nợ thì bạn vui lòng để lại thông tin mục LIÊN HỆ tại Menu website tiennhanroi.vn hoặc BÌNH LUẬN bên dưới nhé.