Cách Lập Kế Hoạch Tiết Kiệm Tiền [10 Phương Pháp Hiệu Quả]

Cách Lập Kế Hoạch Tiết Kiệm Tiền ✅10 Phương Pháp Hiệu Quả ✅ Chia Sẻ Chi Tiết Các Cách Lập Kế Hoạch Tiết Kiệm Tiền Hiệu Quả.

Những Lợi Ích Của Việc Xây Dựng Kế Hoạch Tiết Kiệm Tiền

Trong cuộc sống có những rủi ro ập đến bất ngờ mà không ai có thể biết trước được, vì vậy việc tiết kiệm tiền là một phương án dự trù không bao giờ thừa trong cuộc sống. Để hiểu hơn về những lợi ích của việc xây dựng kế hoạch tiết kiệm tiền thì mời bạn đọc theo dõi phần chia sẻ sau đây:

  • Tiết kiệm cho những rủi ro: Một khoản tiết kiệm sẽ giúp bạn xử lý những vấn đề rủi ro ập đến bất ngờ như: hỏng xe, ốm đau, thất nghiệp,…tránh sự phụ thuộc quá mức vào người thân tạo nên gánh nặng cho họ.
  • Cải thiện đời sống: Con người ai cũng muốn có đời sống ngày càng tốt hơn, vì vậy việc tiết kiệm tiền có thể mang lại cho bạn một số điều tốt đẹp hơn trong cuộc sống như một ngôi nhà tiện nghi hơn, một chiếc ô tô thay vì đi xe máy,…
  • Giúp bạn giải trí, nghỉ ngơi: Cuộc sống ngày càng căng thẳng, vì vậy nhu cầu vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng là điều cũng rất cần thiết. Do đó khi đã nắm chắc số tiền tiết kiệm trong tay, việc chọn được địa điểm vui chơi, nghỉ dưỡng theo ý muốn cũng đỡ phải suy nghĩ hơn.
  • Tiết kiệm để có khoản tiền khi về hưu: Khi về hưu, hết độ tuổi lao động thì việc có sẵn một khoản tiền tiết kiệm sẽ cho phép bạn có thể tận hưởng những ngày vàng son bên gia đình và bạn bè một cách thoải mái.
  • Tránh các khoản nợ: Cuộc sống phát triển, nhu cầu tăng cao, thị trường có thể lạm phát bất cứ lúc nào nên con người rất dễ bị sa vào các khoản nợ, do đó việc có một khoản tiền tiết kiệm sẽ giúp bạn thoát khỏi cảnh nợ nần túng thiếu.

Khám phá các 👉Cách Tiền Đẻ Ra Tiền 👈Nhanh nhất

Cách Lập Kế Hoạch Tiết Kiệm Tiền

Để tiết kiệm được tiền không phải việc đơn giản, vì vậy yêu cầu bạn phải lên một kế hoạch chi tiết về việc tiết kiệm đó. Dưới đây là phần chia sẻ từ Tiennhanroi.vn về cách lập kế hoạch tiết kiệm tiền, bạn có thể tham khảo.

Chia sẻ các cách lập kế hoạch tiết kiệm tiền như sau:

  • Bước 1: Xác định mục tiêu tiết kiệm. Không có mục tiêu cụ thể thì rất khó để thực hiện, vì vậy bạn cần xác định rõ mục tiêu của việc tiết kiệm tiền là gì, nó sẽ giúp bạn có tinh thần và động lực để hoàn thành kế hoạch và đạt được mục tiêu của bản thân.
  • Bước 2. Tiết kiệm ngay lập tức, đừng chần chừ. Khi đã xác định được mục tiêu thì nên bắt tay thực hiện ngay, không được trì hoãn, việc trì hoãn sẽ khiến bạn mất động lực và kéo dài thời gian thực hiện.
  • Bước 3. Giảm chi phí không cần thiết. Đây là một lưu ý mà những ai muốn tiết kiệm tiền đều phải thực hiện. Những chi phí không cần thiết là những chi phí cho những hoạt động mà nếu thiếu nó bạn vẫn không chết, hãy suy nghĩ và cân nhắc xem đâu là hoạt động cần thiết và đâu là hoạt động chưa thực sự cần thiết lúc này.
  • Bước 4. Lên danh sách trước khi đi mua sắm. Việc lên danh sách này sẽ giúp bạn mua đúng những thứ cần thiết và tránh phát sinh những thứ không cần thiết.
  • Bước 5. Ghi chép chi tiêu hàng ngày. Việc thống kế các khoản chi phí hàng ngày sẽ giúp bạn quản lý tài chính tốt hơn.
  • Bước 6. Theo dõi khoản tiết kiệm thường xuyên. Việc theo dõi thường xuyên khoản tiết kiệm sẽ giúp bạn có thêm những tính toán để điều chỉnh cho phù hợp, đồng thời nhìn khoản tiết kiệm ngày càng tăng sẽ gia tăng động lực của bạn về kế hoạch của mình.

Những Sai Lầm Cần Tránh Khi Lên Kế Hoạch Tiết Kiệm Tiền

Tiết kiệm tiền là một kế hoạch dài hơi, vì vậy bạn cũng nên chú ý đến những sai lầm cần tránh khi lên kế hoạch tiết kiệm tiền sau đây:

  • Tránh bẫy lạm phát lối sống: Khi bạn bắt đầu xem những thứ xa xỉ là điều cần thiết thì rất dễ rơi vào bẫy lạm phát sống. Khi tâm lý không muốn thua thiệt so với người khác trỗi dậy khiến nhiều người trẻ tiêu phần lớn thu nhập cho những thứ chỉ mang lại cảm giác thỏa mãn ngắn hạn.
  • Đầu tư nhiều tiền trong các tài sản biến động mạnh: Những tải sản có biến động mạnh như tiền số thường mang rủi ro rất lớn, bạn có thể đầu tư vào nó nhưng không nên đầu tư quá nhiều bởi bạn nên nhớ “Cốt lõi của lập kế hoạch tài chính là chuẩn bị cho điều xấu nhất chứ không phải là theo đuổi lợi nhuận cao nhất”.
  • Tiết kiệm cho việc về hưu quá muộn: Lên kế hoạch thực hiện việc tiết kiệm tiền khi về hưu càng trễ sẽ khiến bạn càng áp lực khi thực hiện. Thay vào đó hãy lên kế hoạch và thực hiện càng sớm càng tốt.
  • Không có đủ tiền tiết kiệm dự phòng khẩn cấp: Những trường hợp, rủi ro khẩn cấp như thất nghiệp, nghỉ ốm hay có chi phí bất ngờ, chi phí này thường khá lớn, nếu bạn có đủ tiền tiết kiệm dự phòng thì sẽ giúp bạn vượt qua nhẹ nhàng hơn.

Tìm hiểu cách ️💰 Kiếm Tiền Nhanh ️💰 bên cạnh Cách Lập Kế Hoạch Tiết Kiệm Tiền

10 Phương Pháp Tiết Kiệm Tiền Hiệu Quả Nhất

Có những phương pháp tiết kiệm tiền nào hiệu quả nhất? Không có Cách Lập Kế Hoạch Tiết Kiệm Tiền nào hiệu quả nếu bạn không có phương pháp hiệu quả. Hãy xem ngay phần chia sẻ 10 phương pháp tiết kiệm tiền hiệu quả nhất dưới đây để biết chi tiết.

Phương pháp tiết kiệm Kakeibo

Phương pháp tiết kiệm Kakeibo là một cách quản lý tài chính cá nhân của người Nhật, cách tiết kiệm này đã được người Nhật thực hiện hàng trăm năm quá và rất thành công.

Phương pháp Kakeibo (家計簿 – kah keh boh) có nghĩa là “sổ ghi chép chi tiêu tài chính”. Trong cuốn sổ này, bạn hãy ghi ra những kế hoạch chi tiêu của bản thân hoặc thậm chí của cả gia đình một cách chi tiết, nó sẽ giúp bạn kiểm soát ví tiền của mình một cách dễ dàng.

Phương pháp Kakeibo rất đơn giản, bạn chỉ cần một quyển sổ và một cây viết ghi chép lại mọi khoản thu chi. Việc ghi chép bằng sổ này sẽ giúp bạn dễ quan sát, nghiền ngẫm và kiểm soát được thói quen chi tiêu của mình tốt hơn.

Phương pháp 20/80

Phương pháp 20/80 là một phương pháp quản lý chi tiêu và có khoản tiết kiệm về sau một cách đơn giản. Để đạt hiệu quả từ phương pháp này, bạn có thể thực hiện như sau:

  • Trả hết các khoản nợ, bao gồm nợ cá nhân và nợ ngân hàng.
  • Trích 20% thu nhập hàng tháng để đầu tư hoặc tiết kiệm, đây là số tiền không được phép đụng vào, gọi là số tiền “đóng băng”.
  • Phần còn lại là 80% tiền lương, bạn hãy dùng nó để chi trả cho những nhu cầu cuộc sống hàng ngày.

Phương pháp 60/10/10/10/10

Phương pháp 60/10/10/10/10 là phương pháp chia túi tiền thành 5 phần nhỏ, mỗi phần sẽ có một mục tiêu khác nhau. Nguyên lý của phương pháp này như sau:

  • 60% cho các nhu cầu thiết yếu
  • 10% cho “quỹ đóng băng”
  • 10% tiết kiệm dài hạn.
  • 10% cho các chi phí phát sinh.
  • 10% cho các hoạt động giải trí

Lưu ý:

  • Thực phẩm, dịch vụ, di chuyển và quần áo: chi phí thiết yếu
  • Sắm một chiếc xe hơi, mua nhà, trả nợ: thuộc quỹ tiết kiệm dài hạn
  • Hỏng xe, ốm đau, phải mua một cái gì đó đột xuất nhưng cần thiết: Chi phí phát sinh
  • Các hoạt động giải trí: khoản chi phí không cần thiết, vì vậy hãy cắt giảm khoản này nhiều nhất có thể.

Xem ngay➡️ Cách Kiếm Tiền Của Người Giàu ⬅️Những bí quyết hay nhất

Phương pháp “các phân nửa”

Đây là phương pháp bạn chia khoản thu nhập thành hai phần. Phần thứ nhất với mục đích chi trả những thứ thiết yếu phục vụ nhu cầu hàng ngày, phần thứ hai để tiết kiệm, có thể gửi ngân hàng. Phương pháp này không có con số cụ thể bao nhiêu phần trăm giữa các phần, nó tùy thuộc vào tài chính cũng và nhu cầu của mỗi cá nhân.

Chẳng hạn, thu nhập hàng tháng của bạn là 15 triệu đồng. Áp dụng phương pháp này, có thể phân chia thu nhập thành 2 phần như sau:

  • Phần 1: 70% thu nhập (10,5 triệu) dành cho các khoản chi tiêu thiết yếu hàng ngày.
  • Phần 2: 30% (4,5 triệu) cho kế hoạch tiết kiệm.

Cố định khoản chi trả hàng tuần

Mỗi tháng chúng ta sẽ có những khoản thu và chi nhất định, trong đó thu nhập thường cố định nhưng chi tiêu sẽ luôn thay đổi, vì vậy bạn nên tập trung vào quản lý khoản chi hàng tuần.

Hàng tuần, nên cho phép mình dùng một khoản tiền cụ thể để chi trả cho những khoản cố định và nên ghi chép lại. Nếu tháng đó chi tiêu quá nhiều, bạn cần nghiêm túc xem xét lại việc chi tiêu của mình và đánh giá mức độ cần thiết để có kế hoạch cắt giảm hợp lý.

Tích tiểu thành đại

Đây là phương pháp mà rất nhiều người vô tình bỏ qua. Những khoản tiền lẻ như tiền lẻ khi đi mua sắm, ăn uống,… nếu được tích trữ hàng ngày sẽ trở thành một khoản lớn hơn vào một thời điểm nhất định.

Hãy để một chiếc hộp ở nhà và khi có tiền lẻ dư được từ quá trình sinh hoạt, chi tiêu hàng ngày như được thối khi đi ăn, đi mua sắm thì hãy bỏ chúng vào chiếc hộp đó, phần tiền lẻ này sẽ lớn dần theo thời gian và giúp bạn chi tiêu vào mục đích lớn hơn, giúp bạn tiết kiệm được một khoản cho các chi tiết cố định đã lên kế hoạch trước đó.

Nuôi heo đất

Heo đất không phải là sản phẩm tiết kiệm của riêng trẻ con mà ngay cả những người đã đi làm, lập gia đình cũng có thể tiết kiệm tiền bằng cách nuôi heo đất.

Bạn hãy tự đặt hạn mức cho mình mỗi ngày bỏ vào heo đất, có thể là 10.000, 20.000 hay 50.000 tùy theo cách bạn tính toán và sắp xếp sao cho hợp lý với thu nhập hàng tháng của mình, tuy nhiên bạn nên giữ thói quen này đều đặn, có thể bỏ tiền vào heo theo ngày, theo tuần hoặc theo tháng.

Nuôi heo đất
Nuôi heo đất

Gửi tiết kiệm ngân hàng

Nếu bạn là người không thích mạo hiểm thì hãy dành một khoản thu nhập hằng tháng gửi tiết kiệm qua các dịch vụ gửi tiết kiệm ngân hàng, đây là cách an toàn nhất.

Chia Sẻ Thông tin 🏷 Đầu Tư Gì 🏷 5 Kênh Đầu Tư Kiếm Nhiều Tiền Nhất

Quản lý chi tiêu 50-30-20

Đây là nguyên tắc quản lý chi tiêu 50-30-20 được cố vấn tài chính nổi danh toàn cầu Sallie L. Krawcheck đưa ra. Việc phân rõ các khoản tiền theo 3 phần như vậy sẽ giúp bạn dễ dàng tự chủ tài chính hơn.

Hãy chia khoản thu nhập hàng tháng của bạn theo tỉ lệ như sau:

  • 50% cho các nhu cầu thiết yếu (điện nước, tiền nhà, thực phẩm, di chuyển,…) 
  • 30% cho những điều bạn “mong muốn” (giải trí, du lịch,…) 
  • 20% cho tương lai (tiết kiệm, đầu tư,…). 

Phương pháp 6 chiếc lọ

Tương tự như phương pháp 50-30-20 nhưng nguyên tắc 6 chiếc lọ là cách tiết kiệm tiền hiệu quả chi tiết hơn:

  • Lọ 1: Chi tiêu thiết yếu (55% thu nhập):  ăn uống, phí xăng xe di chuyển, tiền học, tiền điện thoại,…
  • Lọ 2: Tiết kiệm dài hạn (10% thu nhập): tiết kiệm để mua nhà, mua xe,…
  • Lọ 3: Quỹ giáo dục (10% thu nhập): Đầu tư vào trí thức, mua sách hoặc học thêm các khóa học kỹ năng,..
  • Lọ 4: Quỹ đầu tư tài chính (10% thu nhập): Quỷ này đầu tư trực tiếp như mua cổ phiếu, chứng khoán, hùn hạp làm ăn,..
  • Lọ 5: Hưởng thụ (10% thu nhập): Quỷ này dùng để chăm sóc bản thân sau những ngày làm việc và học tập vất vả.
  • Lọ 6 : Quỹ từ thiện (5% thu nhập): Quyên góp từ thiện mang những điều tích cực cho cộng đồng.
Nguyên tắc 6 chiếc lọ
Nguyên tắc 6 chiếc lọ

Ngoài Cách Lập Kế Hoạch Tiết Kiệm Tiền, Chia sẻ thêm ☑Cách Đầu Tư Tiền Thông Minh

Cách Giữ Tiền Tiết Kiệm

Ngoài các phương pháp đã chia sẻ ở phần trên thì dưới đây chung tôi muốn chia sẻ thêm cho bạn một số cách để giữ tiền tiết kiệm được lâu dài nhất, đảm bảo kế hoạch tiết kiệm tiền được thực hiện theo đúng lộ trình:

  • Chỉ rút tiền trong tài khoản vừa đủ sử dụng, không rút quá nhiều sẽ khiến bạn chi tiêu thoải mái, dẫn đến phung phí.
  • Hạn chế thanh toán bằng thẻ tín dụng. Hay cất thẻ tín dụng ở nhà, nó sẽ giúp bạn hạn chế bị “cám dỗ” khi đi ra ngoài mua sẵn.
  • Có thể chuyển đổi số tiền tiết kiệm thành tài sản như vàng hoặc nhà, đất, xe,… nó sẽ giúp bạn bảo quản được lâu hơn.

Những Bí Quyết Lập Kế Hoạch Để Dành Tiền Hay Nhất

Cuối cùng là những bí quyết lập kế hoạch để dành tiền hay nhất bạn không nên bỏ lỡ, hãy biến những điều này thành thói quen nhé!

  • Hãy tận dụng triệt để đồ dùng bằng cách tái sử dụng, những món đồ cũ bạn có thể biến tấu hoặc tái chế chúng để sử dụng, điều này giúp bạn tiết kiệm được một khoản kha khá đấy.
  • Thật cẩn trọng trong việc mua sắm, mỗi tháng bạn hãy tính toán kỹ những khoản chi bắt buộc như tiền điện, tiền nước… so sánh với thu nhập bản thân để ra quyết định đúng nhất.
  • Cắt giảm bớt sự tiện nghi hiện tại: Học cách nói “không” trước những khoản chi không cần thiết, có thể đi xe buýt thay vì đi taxi, có thể đi công viên cuối tuần thay vì đi nghỉ mát xa xỉ,…
  • Ăn ở nhà, nấu cơm mang đi làm: Mỗi bữa cơm do tự tay bạn nấu chỉ tốn khoảng vài chục nghìn nhưng nếu ăn ở nhà hàng thì con số ấy sẽ tăng lên gấp vài lần. Hãy tập thói quen ăn ở nhà để tiết kiệm tiền.
  • Tránh các cơn bão sale, tránh mua đồ kém chất lượng mà hãy mua đồ tốt để sử dụng được lâu dài… những khoản này nhìn có vẻ đơn giản nhưng tiêu tốn khá nhiều tiền của bạn đấy.

Có thể bạn quan tâm đến 🔰 Đầu Tư Gì Để Sinh Lời 🔰 10 Cách Để Tiền Sinh Lời Nhanh Nhất

Cần nhận thêm thông tin về các Cách Lập Kế Hoạch Tiết Kiệm Tiền hay nhất thì hãy để lại thông tin LIÊN HỆ trực tiếp tại MENU website tiennhanroi.vn để được chia sẻ miễn phí nhé. 

Viết một bình luận