Nợ Xấu Là Gì, 5 Nhóm Nợ Xấu ✅10 Cách Xoá Nợ Xấu Nhanh Nhất✅ Chia Sẻ Đến Bạn Đọc Những Thông Tin Hay Và Hữu Ích Được Biên Soạn Dưới Đây.
NỘI DUNG CHÍNH
Nợ Xấu Là Gì
Nợ xấu được hiểu là các khoản nợ khó đòi khi người vay không thể trả nợ khi đến hạn phải thanh toán như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Thời gian quá hạn thanh toán trên 90 ngày thì bị coi là nợ xấu. Những người dính nợ xấu sẽ bị liệt kê vào danh sách khách hàng nợ xấu trên hệ thống của Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam CIC.
Nợ Có Khả Năng Mất Vốn Là Gì
Nợ Có Khả Năng Mất Vốn Là Gì? Dưới đây là những thông tin chi tiết nhất được TienNhanRoi.Vn tổng hợp:
- Các khoản nợ quá hạn từ 360 ngày trở lên trong hợp đồng
- Nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu nhưng từ 90 ngày trở lên theo ngày trả nợ đã cơ cấu lại lần đầu, vẫn không thanh toán.
- Nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai nhưng vẫn quá hạn trả nợ đã cơ cấu lại lần thứ hai.
- Các khoản nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên.
Chia Sẻ Đến Bạn Đọc Thông Tin Về 💠💠 Kiểm Tra Nợ Xấu 💠💠 3 Cách Tra CIC Nhanh
Các Nhóm Nợ Xấu Ngân Hàng
Căn cứ theo Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN, được sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 09/2014/TT-NHNN các tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ theo 05 nhóm như sau:
Có Thể Bạn Đọc Sẽ Quan Tâm 💠💠 CIC Là Gì 💠💠 Cập Nhật Ngày Nào
Nguyên Nhân Khiến Bạn Bị Xếp Vào Các Nhóm Nợ Xấu
Liệt kê cho bạn đọc một số Nguyên Nhân Khiến Bạn Bị Xếp Vào Các Nhóm Nợ Xấu dưới đây:
– Người vay không thanh toán khoản vay theo đúng với thời hạn được ghi trong hợp đồng vay tiền
– Khách hàng quên, hoặc cố tình thanh toán chậm chi phí phát sinh khi sử dụng thẻ tín dụng
– Thực hiện mua trả góp tại các cửa hàng bán lẻ nhưng không thanh toán đúng thời hạn.
– Chi tiêu vượt quá hạn mức của thẻ tín dụng, không có khả năng chi trả
– Không thanh toán số tiền tối thiểu khi sử dụng thẻ tín dụng
– Ngoài ra còn có các nguyên nhân bất khả kháng khác như khủng hoảng kinh tế, thiên tai, dịch bệnh…
Nợ Xấu Có Xoá Được Không
Nợ Xấu Có Xoá Được Không? Nợ này hoàn toàn có thể xóa được nếu bạn thanh toán đầy đủ khoản tiền gốc + lãi cho các tổ chức tài chính cho vay.
Nợ Xấu Ảnh Hưởng Như Thế Nào, Có Vay Tiền Được Không
Hiện nay, nợ xấu không chỉ ảnh hưởng đến bản thân người có nợ xấu mà nó còn gây ra những bất lợi đối với người thân của người có nợ xấu
- Không thể tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng. Hiện tại, một số ngân hàng hỗ trợ vay vốn khi rơi vào nhóm nợ tiêu chuẩn hoặc nợ chú ý, tuy nhiên khi bạn rơi vào các nhóm nợ (từ nhóm 3 đến nhóm 5) thì các ngân hàng sẽ từ chối đơn đề nghị vay vốn của bạn.
- Không thể sử dụng thẻ tín dụng. Thẻ tín dụng đôi lúc sẽ là cứu cánh cho bạn trong một số trường hợp, tuy nhiên khi bị nợ xấu thì ngân hàng sẽ không cấp hạn mức tín dụng để bạn chi tiêu qua thẻ tín dụng nữa.
- Nguy cơ bị mất tài sản đảm bảo khi vay thế chấp.
- Ảnh hưởng đến điểm xếp hạng công dân. Một số quốc gia có hệ thống thông tin đồng nhất, do đó việc có lịch sử nợ xấu sẽ khiến bạn bị trừ điểm tín dụng trong hệ thống xếp hạng công dân.
- Bên cạnh đó, việc có nợ xấu cũng ảnh hưởng rất nhiều đến người thân
- Nếu nợ từ nhóm thứ 3 trở lên thì rất có khả năng hồ sơ mua trả góp đó sẽ bị từ chối
✳️✳️Tiết Lộ Cho Các Bạn Đọc Quan Tâm Cách Xoá Nợ Xấu Nhóm 2 ✳️✳️
Nợ Xấu Bao Lâu Được Xóa
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Thông tư số 03/2013/TT-NHNN, thông tin lịch sử nợ xấu của khách hàng vay được CIC cung cấp trong thời gian tối đa 5 năm, kể từ thời điểm phát sinh cuối cùng. Thời gian để được xóa lịch sử nợ sẽ phụ thuộc vào thời gian quá hạn và cấp độ nợ khác nhau.
- Nợ nhóm 1: Nhóm an toàn, đủ tiêu chuẩn vay lại.
- Nợ nhóm 2: Sau khi thanh toán đủ gốc, lãi, lịch sử nợ được xóa sau 1 năm. (Sau 1 năm thì khách hàng sẽ tiếp tục được vay).
- Nợ xấu nhóm 3 – nhóm 5: Sau khi thanh toán đủ gốc, lãi, lịch sử nợ xấu được xóa sau 5 năm. (Sau 5 năm thì khách hàng sẽ tiếp tục được vay trở lại).
Quy Trình Xử Lý Nợ Xấu Của Ngân Hàng
Tiếp theo sau đây chúng tôi chia sẻ đến bạn Quy Trình Xử Lý Nợ Xấu Của Ngân Hàng chi tiết nhất.
- Bước 1: Liên hệ với khách hàng thông báo nợ quá hạn và yêu cầu khách hàng trả nợ. Trường hợp khách hàng gặp khó khăn dẫn đến không trả được nợ đúng hạn thì có thể phản ánh với ngân hàng để có biện pháp hỗ trợ.
- Bước 2: Nếu sau khi liên hệ mà khách hàng không có ý định trả nợ, hoặc cố tình không nghe điện thoại thì bộ phận thu hồi nợ sẽ liên hệ theo số điện thoại tham khảo là người thân, hoặc công ty đã ghi chú trong hồ sơ cho vay để nhắc nợ quá hạn.
- Bước 3: Một số ngân hàng, tổ chức tín dụng còn sử dụng hình thức thu nợ quá hạn bằng cách thuê công ty đòi nợ. Bước này dành cho những người có nợ xấu (nợ nhóm 3 đến nhóm 5).
- Bước 4: Trong trường hợp khách hàng tiếp tục chay lì, nợ quá hạn nhóm 5, các ngân hàng sẽ tiến hành hoàn thiện hồ sơ khởi kiện lên cơ quan có thẩm quyền để thu hồi nợ.
- Bước 5: Tiến hành lưu hồ sơ nợ xấu trên CIC hạn chế bạn và người thân tham gia các sản phẩm vay sau này.
Cách Xử Lý Nợ Xấu Của Ngân Hàng
Cùng tìm hiểu về Cách Xử Lý Nợ Xấu Của Ngân Hàng chi tiết dưới đây nhé!
- Trì hoãn thêm thời gian: Đây là một trong các phương án xử lý nợ xấu khó đòi mang tính tạm thời bằng cách cơ cấu lại thời hạn trả nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ,
- Thu hồi nợ là một trong những cách xử lý nợ xấu được nhiều tổ chức tín dụng và ngân hàng áp dụng. Đây là cách đòi nợ xấu bằng việc thu hồi số tiền đã cho vay từ người khác với đa dạng các hình thức sau:
- Bán hẳn nợ ( bán đứt đoạn, không mua lại)
- Thu hồi nợ từ tiền khai thác, sử dụng, cho thuê và phát mại tài sản bảo đảm
- Thu hồi nợ thông qua việc thanh lý tài sản khi tổ chức giải thể, phá sản
- Bù trừ nợ: Cách đòi nợ xấu theo hình thức bù trừ nghĩa vụ trả nợ giữa các bên với nhau. Là một trong những cách cách đòi nợ xấu thông qua việc nhận tài sản để đảm bảo thay thế cho nghĩa vụ trả nợ. Cách xử lý nợ xấu khó đòi này còn được gọi là đối trừ, khấu trừ, cấn nợ.
Tiết Lộ Cho Bạn Cách Xoá 💥💥 Nợ Xấu Nhóm 3 💥💥 10 Ngân Hàng Cho Vay
Giải Pháp Xử Lý Nợ Xấu Tại Ngân Hàng
Hãy cùng đón đọc những Giải Pháp Xử Lý Nợ Xấu Tại Ngân Hàng được chúng tôi tổng hợp chi tiết nhất.
– Thứ nhất: xử lý nợ xấu trong hoạt động cho vay của ngân hàng thông qua thu hồi trực tiếp và thông qua phát mãi tài sản đảm bảo nợ vay. Trên cơ sở kết quả phân loại nợ định kỳ, ngân hàng cần thực hiện rà soát, xây dựng phương án xử lý, thu hồi nợ xấu theo từng biện pháp cụ thể. Theo đó, biện pháp thu hồi nợ trực tiếp từ khách hàng, thu hồi nợ thông qua việc phát mãi tài sản đảm bảo được ưu tiên đặt lên hàng đầu.
– Thứ hai: xử lý nợ xấu trong hoạt động cho vay của ngân hàng bằng biện pháp cơ cấu lại nợ. Cơ cấu lại nợ là biện pháp được sử dụng khi một khoản nợ đến kỳ hạn trả nợ nhưng ngân hàng đánh giá khách hàng khó có khả năng trả nợ cho Ngân hàng theo lịch trả nợ đã ký trước đó do khách hàng gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, tuy nhiên, nếu Ngân hàng thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ thì khách hàng hoàn toàn có khả năng trả nợ cho ngân hàng đúng hạn.
– Thứ ba: xử lý nợ xấu trong hoạt động cho vay của ngân hàng bằng việc trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro. Thực hiện theo quyết định số 493/2005, quyết định số 18/2007 và thông tư số 02/2013/TT – NHNN ngày 21/1/2013 của Ngân hàng Nhà nước quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro.
– Thứ tư: xử lý nợ xấu trong hoạt động cho vay của ngân hàng bằng biện pháp giảm, miễn lãi, biện pháp này được áp dụng nhằm giảm bớt khó khăn về tài chính cho khách hàng, tạo điều kiện cho khách hàng khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh, khuyến khích khách hàng trả một phần hoặc toàn bộ nợ xấu còn lại ở ngân hàng.
– Thứ năm: xử lý nợ xấu trong hoạt động cho vay của ngân hàng bằng hiện pháp mua bán nợ. Bên bán nợ là thường là các chủ nợ, bên mua nợ là các tổ chức mua bán nợ chuyên nghiệp và tài sản giao dịch là các khoản nợ. Việc bán nợ này cũng được xem là phương án XLNX nhanh nhất, giúp chủ nợ thu hồi một phần vốn kinh doanh để phục vụ cho các nhu cầu và cơ hội kinh doanh mới, nhằm cải thiện tỉnh hình tải chính.
– Thứ sáu: xử lý nợ xấu trong hoạt động của NHTM bằng các biện pháp pháp lý, đây là biện pháp cuối cùng được Ngân hàng áp dụng sau khi áp dụng các biện pháp trên nhưng không mang lại hiệu quả trong việc thu hồi nợ.
– Thứ bảy: Biện pháp khoanh nợ, khoanh nợ được hiểu là biện pháp tạm thời chưa thu nợ gốc trong một thời gian nhất định và không tính lãi trên số nợ gốc được khoanh trong thời gian đó. Trường hợp khi khách hàng gặp rủi ro, gặp khó khăn về tài chính dẫn tới khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng, hay các trường hợp nợ do thiên tai, dịch họa và các trường hợp bất khả kháng đối với khách hàng khu vực nông nghiệp nông thôn được Chính Phủ, Ngân hàng nhà nước chỉ đạo khoanh nợ.
– Thứ tám: ngân hàng có thể xử lý nợ xấu bằng cách chuyển nợ xấu thành vốn góp cổ phần. Khi đó, các ngân hàng sẽ chuyển từ chủ nợ sang cổ đông của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sẽ giảm được áp lực thanh toán nợ, giảm được chi phí lãi vay, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được cải thiện đáng kể.
– Thứ chín: Hoàn thiện chính sách quản trị rủi ro, bản thân hoạt động cho vay của ngân hàng luôn chứa đựng rủi ro, vì vậy việc xây dựng chính sách quản lý rủi ro là kim chỉ nam cho hoạt động cho vay. Nhằm điều chỉnh hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng phù hợp với chiến lược kinh doanh của ngân hàng trong từng thời kỳ.
– Cuối cùng: xử lý hoạt động cho vay của ngân hàng bằng các biện pháp khác như tái cơ cấu doanh nghiệp, ngoài ra ngân hàng cũng nên chủ động trong việc tiếp nhận nợ xấu phát sinh, xây dựng các phòng chuyên trách để xử lý.
Chia Sẻ Thông Tin Chi Tiết Về 💲💲Nợ Xấu Nhóm 4 💲💲 Tiết Lộ Cách Xoá + 10 Ngân Hàng Cho Vay
Cách Kiểm Tra Nợ Xấu Trên CIC
Nếu bạn đọc nào đang quan tâm đến Cách Kiểm Tra Nợ Xấu Trên CIC như thế nào, vậy thì đừng bỏ lỡ gợi ý sau đây:
Kiểm Tra Nợ Xấu Trên CIC Trên Web Miễn Phí
Hãy cùng đón đọc những thông tin chi tiết và hướng dẫn cụ thể theo từng bước sau đây, tham khảo ngay nhé!
- Bước 1: Đầu tiên, hãy truy cập vào website CIC theo link https://cic.gov.vn/ để đăng ký thông tin.
- Bước 2: Điền thông tin cá nhân: Tiến hành đăng ký đầy đủ thông tin cá nhân quan trọng như: họ và tên, số điện thoại, số CMND/CCCD, …
- Bước 3: Nhập mã OTP được gửi về SĐT đã đăng ký và chọn đồng ý các điều khoản cam kết. Sau đó nhấn “tiếp tục” để thực hiện các bước tiếp theo.
- Bước 4: Cuối cùng, chờ kiểm tra thông tin. Sau khi hoàn tất đầy đủ thông tin thì sau 1 ngày bên CIC sẽ gọi bạn sẽ xác thực thông tin, nếu đúng thì sẽ trả kết quả cho bạn qua Email.
Kiểm Tra Nợ Xấu Bằng Ứng Dụng CIC Credit Connect
Đây là cách kiểm tra nợ xấu rất phổ biến được nhiều bạn đọc quan tâm đến.
- Bước 1: Đầu tiên, hãy tải ứng dụng CIC Credit Connect.
- Bước 2: Điền các thông tin cá nhân đầy đủ quan trọng: họ và tên, ảnh chụp CMND/CCCD…
- Bước 3: Chờ hệ thống kiểm tra và phê duyệt: Sau khi hoàn tất các bước trên, bạn phải chờ vài ngày để CIC kiểm tra và phê duyệt, (thời gian chờ có thể kéo dài từ 1-3 ngày, không tính thứ 7, Chủ nhật và các ngày lễ).
- Bước 4: Xem kết quả: Khi đã được phê duyệt, truy cập vào mục Khai thác báo cáo, sau đó nhập lại mã OTP (được gửi về điện thoại) để xác thực lại. Cuối cùng bạn nhấn vào mục “xem báo cáo” để xem kết quả nợ của mình.
Có Nên Dùng Dịch Vụ Xóa Nợ Xấu Cá Nhân Trên CIC
Hiện nay, dịch vụ xóa nợ xấu là điều không tưởng. Hoàn toàn không có chủ thể nào có thể giúp bạn xóa được nếu bản thân bạn không trả được khoản nợ đối với các tổ chức tín dụng. Có rất nhiều bạn đã rơi vào trường hợp lừa đảo về dịch vụ xóa nợ, bởi vậy bạn cần nên thật trọng.
10 Cách Xoá Nợ Xấu Nhanh Nhất
Hãy cùng chúng tôi tổng hợp 10 Cách Xoá Nợ Xấu Nhanh Nhất sau đây, đừng bỏ lỡ những gợi ý hay nhé!
Luôn Thanh Toán Đúng Thời Hạn
Một trong những cách đầu tiên để bạn xóa được nợ xấu đó chính là thanh toán đúng thời hạn theo hợp đồng ký kết. Bạn nên chủ động thanh toán khoản nợ trước, cần lên kế hoạch trả nợ cụ thể và chi tiết.
Thanh Toán Càng Sớm Càng Tốt
Để không bị rơi vào trường hợp nợ xấu, bạn nên thanh toán các khoản vay càng sớm càng tốt. Nếu bạn để sát ngày lỡ may bị gặp những trường hợp khẩn cấp mà bạn không thể thanh toán đúng thời hạn.
Nhờ Người Thân Hỗ Trợ
Nếu đã gần đến ngày thanh toán, nhưng bạn vẫn chưa xoay sở kịp tiền để nộp. Để tránh rơi vào nhóm nợ xấu bạn nên Nhờ Người Thân Hỗ Trợ, họ có thể giúp bạn trả khoản nợ đó để kịp đúng thời hạn.
Xây Dựng Mục Tiêu Trả Nợ
Khi bạn có ý định vay, bạn nên xác định được cho mình mục đích khoản vay và Xây Dựng Mục Tiêu Trả Nợ một cách chi tiết nhất. Đây là cách giúp bạn có thể trả được nợ đúng hạn và không bị nợ xấu.
Hãy Tham Khảo Thêm Thông Tin 📌Nợ Xấu Nhóm 5 📌Tiết Lộ Cách Xoá + 10 Ngân Hàng Cho Vay
Không Nên Đứng Tên Vay Giúp Người Khác
Để tránh trường hợp bị nợ xấu, bạn không nên đứng tên vay giúp người khác. Bởi những người đó họ sẽ không nắm rõ được thông tin thanh toán và nếu họ không có kế hoạch trả nợ cụ thể để quá hạn thì chính bạn sẽ bị liệt vào nợ xấu.
Lập Kế Hoạch Chi Tiêu Hợp Lý
Bạn nên Lập Kế Hoạch Chi Tiêu Hợp Lý là một trong những cách xóa nợ hiệu quả. Các bạn cần lên kế hoạch cụ thể, chi tiết theo dõi việc chi tiêu, tiết kiệm để trả nợ. Không có kế hoạch rõ ràng, nếu bạn chi tiêu quá tay sẽ khiến bạn lao đao khi cuối tháng không đủ tiền để trả nợ.
Xử Lý Nợ Quá Hạn
Nếu bạn đang mắc nợ quá hạn thì bạn nên đến ngân hàng, tại đây ngân hàng sẽ tạo điều kiện và đưa nhiều giải pháp cơ hội để người đi vay có thể trả đầy đủ khoản nợ.
Thanh Lý Đồ Giá Trị Để Trả Nợ
Thanh Lý Đồ Giá Trị Để Trả Nợ cũng là một trong những cách giúp bạn trả nợ đúng thời hạn và không bị nợ xấu. Hiện nay đây cũng là cách làm khá phổ biến và được nhiều bạn áp dụng.
Liên Hệ Ngân Hàng Hỗ Trợ
Bạn nên chủ động tới ngân hàng để trình bày về vấn đề khó khăn đang gặp phải. Sau đó đưa ra chi tiết về kế hoạch trả nợ của các bạn để ngân hàng sẽ xem xét và đưa cho bạn những giải pháp hợp lý nhất.
Kiếm Thêm Thu Nhập
Một trong những cách để xóa nợ xấu đó là bạn phải trả nợ đúng hạn, nếu nguồn thu nhập của bạn vẫn chưa đủ để xử lý khoản nợ, bạn nên tìm kiếm thêm các nguồn thu khác như bán hàng, làm thêm,.. để có thể trả nợ đúng hạn.
Chia Sẻ Thông Tin Chi TIết Về 📌 Nợ Xấu Vay Ngân Hàng Nào 📌 10 Bank Hỗ Trợ Cho Vay
Nếu bạn còn thắc mắc thông tin gì về Nợ Xấu thì hãy để lại BÌNH LUẬN hoặc LIÊN HỆ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất và hoàn toàn miễn phí nhé!